- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong CNH, HĐH ngành thủy sản. -Kêu gọi đầu tư của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Mở rộng qui mô sản xuất.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.
4.3.5.2 Chiến lược chuẩn bị (Kết hợp điểm yếu và cơ hội)
- Quy hoạch vùng nuôi thủy sản.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.
- Đầu tư cơ sở sản xuất giống, giống tốt, bảo đảm đáp ứng nhu cầu. - Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người sản xuất.
- Tăng cường mạng lưới cán bộ công tác khuyến ngư. - Tăng cường nguồn vốn cho người sản xuất vay. - Xây dựng thương hiệu cá thát lát Hậu Giang.
4.3.5.3 Chiến lược phòng thủ (Kết hợp điểm yếu và đe dọa)
- Thực hiện tốt công tác kiểm soát giống, thức ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp và người nuôi cá.
- Phổ biến công nghệ thông tin về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, thị trường tiêu thụ và luật pháp...
- Liên kết các hộ chăn nuôi để phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro.
4.3.5.4 Chiến lược giảm rủi ro (Kết hợp điểm mạnh và đe dọa)
- Tận dụng nguồn cá tạp hiện có, khai thác thế mạnh đặc thù của địa phương đẩy mạnh sản xuất
- Hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh.
- Hợp đồng sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua chế biến. - Quảng bá thương hiệu cá thát lát Hậu Giang.
Tóm lại, qua phân tích ma trận SWOT, Hậu Giang nên chọn chiến lược phòng thủ (để
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và liên kết đểsản xuất giảm thiểu rủi ro) kết hợp với chiến lược đột phá (liên kết mạnh mẻ bốn nhà để
mở rộng sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo) để phát huy tối đa thế
mạnh, tranh thủ tốt nhất cơ hội, đồng thời hạn chế các yếu điểm, phân tán rủi ro để góp phần vươn lên đuổi kịp các tỉnh xung quanh.
4.4 CÁC GIẢI PHÁP 4.4.1 Những thuận lợi
- Cá TLC là một trong những đối tượng thích nghi rất tốt với điều kiện vùng đất Hậu Giang, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, khảo sát hiện trạng cho thấy thời vụ thả giống nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 7 và thu hoạch nhiều nhất từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Cá TLC được phát triển mạnh ở tiểu vùng V; diện tích, năng suất, sản lượng tăng nhanh như năm 2005 từ 40 ha tăng lên 85 ha năm 2007, năng suất từ 3 tấn/ha tăng lên 14 tấn/ha năm 2007 và sản lượng từ 120 tấn năm 2005 tăng lên 1.190 tấn năm 2007. Giá trị tổng sản lượng từ 3.240 triệu đồng năm 2005 tăng lên 23.790 triệu đồng năm 2006 và 45.220 triệu đồng năm 2007. Giải quyết 58,57 % lao động của hộ và tăng thu nhập đáng kể cho người nuôi.
- Có 3 mô hình nuôi phổ biến hiện nay ở Hậu Giang là nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo. Diện tích nuôi cá TLC năm 2007 trung bình 1.478,63 m2/hộ; năng suất trung bình 4,70 kg/m2. Sản lượng trung bình 1.019,16 kg/hộ. Doanh thu 39.646.010 đ/hộ, Chi phí 28.118.780 đ/hộ, lợi nhuận 11.527.220 đ/hộ
- Hiệu quả kỹ thuật xác định, biến động năng suất cá TLC 89,40 % là do sự tác động của các yếu tốđầu vào như: kinh nghiệm nuôi, mô hình nuôi, giống và thức ăn.
4.4.2 Khó khăn
Khó khăn trong thời gian qua là nguồn giống còn thiếu chủđộng, chưa đáp ứng nhu cầu (chỉ đáp ứng được 42,60% con giống), thả nổi việc kiểm tra chất lượng giống (không kiểm tra con giống 94,70 %.), chưa có tiêu chuẩn đểđánh giá chất lượng cá giống, chưa sản xuất con giống quanh năm nên thả nuôi và thu hoạch đồng loạt trong khoảng thời gian ngắn trong năm, nên giá cả thu mua không ổn định gây thiệt hại cho người nuôi. Tỷ lệ sử dụng cá tạp làm thức ăn để nuôi chiếm 69,18%, tuy nhiên nguồn cá tạp tự nhiên ngày càng giảm, làm cho chi phí nuôi cá ngày càng tăng cao; giá thành cao, hiệu quả
nuôi thấp.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh, có đến 65,30% không được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, do đó dẫn đến hao hụt nhiều, giá thành cao, đạt hiệu quả thấp. Đa số người nuôi có học vấn trung bình là lớp 7, đây là một hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua khảo sát có đến 77,90% hộ nuôi cá có nhu cầu nhưng không được vay vốn, nhu cầu vay vốn để mua con giống chiếm 60 %, mua thức ăn chiếm 37,14% và đầu tư ao, mương, vèo chiếm 2,86%.Có đến 83,20% hộ nuôi chưa gia nhập tổ chức hợp tác sản xuất, thể hiện các hộ nuôi riêng lẻ, manh mún.
Người nuôi bán cho người thu gom cao nhất chiếm 87,40% (người thu gom bán cho các chợđầu mối ở các thành phố lớn như Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh); bán cho chợ 3,20%; bán cho đại lý chiếm 7,40% và bán cho công ty chế biến thấp nhất là 2,10%. Giá cả thu mua thường không ổn định gây bất lợi cho người sản xuất.
Có 15,80% hộ nuôi đề nghị phổ biến thông tin thị trường về cá thát lát để người nuôi theo dõi.
4.4.3 Giải pháp
4.4.3.1 Về sản xuất
- Nghiên cứu sản xuất cá giống quanh năm, đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi, giống chất lượng tốt, nuôi quanh năm, thu hoạch quanh năm làm giảm mất cân đối giữa cung và cầu của sản phẩm, làm cho giá cả thu mua ổn định hơn có lợi cho người nuôi.
- Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp riêng cho cá thát lát còm, thay thế nguồn cá tạp đang khan hiếm hiện nay đểđáp ứng nhu cầu của người nuôi hiện nay và trong thời gian tới.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản) và sản phẩm đầu ra.
- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh nhằm nâng cao kiến thức người nuôi.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người nuôi cá. - Liên kết các hộ chăn nuôi để phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro.
- Nghiên cứu mô hình sản xuất thích hợp để người nuôi học tập ứng dụng.
- Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, tăng lợi thế cạnh tranh.
- Nuôi trồng thủy sản thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn để đào ao, gia cố bờ bao, làm vèo; mua thức ăn; con giống… trong khi nguồn lực của người dân còn hạn chế. Vì vậy, Hậu Giang nên có các chính sách hỗ trợ vốn vay kịp thời, thủ tục thuận lợi và với lãi suất thích hợp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.4.3.2 Hiệu quả tài chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 mô hình nuôi phổ biến hiện nay ở Hậu Giang là nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo. Doanh thu trung bình/m2 chung cho cả ba hình thức nuôi là 177.390 đồng, chi phí trung bình/m2 là 138.050 đồng và lợi nhuận trung bình/m2 là 39.340 đồng; trong đó hình thức nuôi vèo là có hiệu quả cao nhất (lợi nhuận/m2 là 229.680 đ), kếđó là nuôi ao (15.680 đ), và thấp nhất là nuôi ruộng (3.880 đ). Tuy nhiên, nếu tính hiệu quả/kg thì nuôi ruộng có lợi nhuận cao nhất (22.144 đ/kg, gấp 4 lần nuôi ao và 6 lần nuôi vèo) vì có chi phí thấp nhất (13.300 đ/kg, ít hơn nuôi ao 2,5 lần và nuôi vèo 2,7 lần).
4.4.3.3 Hiệu quả kỹ thuật
Hàm Cobb-Douglass xác định các nhân tốđầu vào là giống, thức ăn, mô hình nuôi, kinh nghiệm nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá TLC, các hộ nuôi có thể đầu tư thêm để
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.1.1 Hiện trạng sản xuất
Người nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như nguồn cá tạp, tận dụng diện tích mặt nước, sử dụng lao động nhàn rỗi của gia đình để tạo việc làm và tăng thu nhập đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo.
5.1.2 Hiệu quả tài chính
Lợi nhuận/kg của mô hình nuôi ruộng là 22.144 đ/kg, nên nhân rộng mô hình này cho những hộ có đất ruộng.
Mô hình nuôi vèo, lợi nhuận/kg là 3.857 đ/kg, nuôi vèo tận dụng ao mương của gia đình hoặc thuê mượn, hoặc tận dụng ao mương nơi công cộng để nuôi, tận dụng lao động gia
đình để tìm thức ăn nuôi cá, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.
Đây là mô hình có thể xóa đói giảm nghèo cho những hộ không hoặc ít đất ở nông thôn hiện nay.
Đối với mô hình nuôi ao, lợi nhuận/kg là 5.650 đ/kg, nuôi ao chiếm tỷ trọng cao nhất 78,90% trong các mô hình, chiếm 87,18% tổng sản lượng sản xuất ra, giải quyết lao
động nhàn rỗi và tăng thu nhập đáng kể cho người nuôi. 5.1.3 Hiệu quả kỹ thuật
Các hộ nuôi có thể đầu tư thêm kinh nghiệm nuôi, mô hình nuôi, giống và thức ăn để
tăng năng suất trong tương lai.
5.2 KIẾN NGHỊ
- Để đưa sản phẩm trở thành ngành hàng mũi nhọn có quy mô lớn, chủđộng hội nhập, tỉnh cần có những chính sách đồng bộ như: Chính sách phối hợp nghiên cứu sản xuất con giống quanh năm, nuôi và thu hoạch quanh năm góp phần ổn định giá cả thu mua. Nghiên cứu sản xuất thức ăn thay thế nguồn cá tạp đang cạn kiệt. Chính sách chuyển giao khoa học – kỹ thuật. Chính sách tín dụng cho người nuôi. Chính sách thu hút các nhà đầu tư. Chính sách giải quyết đầu ra của sản phẩm.
- Hậu Giang nên đẩy mạnh việc củng cố, phát triển các hình thức nông dân hợp tác bởi nhiều lý do:
Một là, nông dân hợp tác với nông dân để khắc phục qui mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều gây khó khăn cho đầu tư chế
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trường lớn. Nông dân hợp tác với nhau hình thành vùng có diện tích lớn, kêu gọi các nhà doanh nghiệp đầu tư hoặc liên kết với các doanh nghiệp để hình thành vùng nguyên liệu lớnHai là, do lợi thế về hợp tác sản xuất, hàng hoá có cơ hội thỏa mãn đòi hỏi của thị
trường như chất lượng sản phẩm phải đồng nhất, có số lượng sản phẩm đủ lớn để cung cấp ổn định cho thị trường, tham gia cạnh tranh về giá cả.
Ba là, tổ chức nông dân hợp tác sản xuất là khâu quan trọng trong chuỗi ngành hàng. Họ
có nhiều cơ hội chọn lựa doanh nghiệp dịch vụ đầu vào và đầu ra nhằm tăng hiệu quả
sản xuất cho họ.
Bốn là, khi hợp tác với nhau thì có cơ hội tiếp nhận các đầu tư hỗ trợ của Nhà Nước, của các nhà khoa học, các Doanh nghiệp về khoa học công nghệ, vốn, thông tin thị trường, kiến thức về tiến trình hội nhập thương mại quốc tế (WTO).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chi cục Thủy Sản Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.
- Cục thống kê tỉnh Hậu Giang (2006, 2007). Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang.
- Lê Xuân Xinh (2005). Giáo trình môn học kinh tế thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ (Lưu hành nội bộ).
- Phòng Nông Nghiệp các huyện, thị xã trong tỉnh (2007). Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế
hoạch hoạt động năm 2008.
- Quy hoạch Phát triển Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2006-2010, định hướng 2020 tỉnh Hậu Giang.
- Sở Nông Nghiệp Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.
- Thông tin từ internet.
- Trung tâm khuyến nông Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 CƠ CẤU SẢN XUẤT CHI TIẾT 95 HỘ NUÔI TLC
Cơ cấu sản xuất Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Lúa + TLC 53 57,78 2 Lúa + vườn + TLC 10 10,52 3 Lúa + chăn nuôi + TLC 8 8,42 4 Lúa + mía + TLC 5 5,26 5 Làm thuê + TLC 4 4,21 6 Mía + TLC 3 3,15 7 TLC 3 3,15 8 Lúa + tràm + TLC 2 2,10 9 Buôn bán nhỏ + TLC 2 2,10 10 Vườn + mía + TLC 1 1,05 11 Chăn nuôi + vườn + TLC 1 1,05 12 Màu + TLC 1 1,05 13 Vườn + TLC 1 1,05 14 Lúa + màu + TLC 1 1,05 Tổng cộng 95 100,00 Nguồn: kết quả khảo sát năm 2008.Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phụ lục 2 CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH
Đvt: 1000 đồng/m2
Chỉ tiêu Nuôi ao Nuôi ruộng Nuôi vèo Chi phí Tỷ lệ Chi phí Tỷ lệ Chi phí Tỷ lệ
Tổng chi 117,381 100,00 6,064 100,00 1.851,15 100,00
Chi phí ao, đê, vèo 2,378 2,03 0,135 2,23 29,267 1,58
Chi phí xử lý nước 0,702 0,60 0,207 3,42 3,181 0,17 Chi phí giống 10,508 8,95 0,647 10,68 202,651 10,95 Thuốc thủy sản 0,527 0,45 0,001 0,00 9,329 0,50 Thức ăn công nghiệp 3,888 3,31 0 0,00 0 0,00 Thức ăn cá biển 3,325 2,83 0 0,00 19,530 1,06 Thức ăn cá tạp 26,088 22,23 0,388 6,40 555,583 30,01 Thức ăn phối chế 3,324 2,83 0 0,00 0 0,00 Lao động gia đình 64,332 54,81 4,557 75,15 1.021,780 55,20 Lao động thuê 0,501 0,43 0 0,00 0 0,00 Trả lãi tiền vay 1,379 1,18 0,056 0,93 4,143 0,22 Chi phí quản lý nước 0,001 0,00 0 0,00 0 0,00 Chi phí khác 0,315 0,27 0,071 1,18 5,681 0,31 Nguồn: kết quả khảo sát năm 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH KHÔNG KỂ LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH
Đvt: 1000 đồng/m2
Chỉ tiêu
Nuôi ao Nuôi ruộng Nuôi vèo Chi phí Tỷ lệ Chi phí Tỷ lệ Chi phí Tỷ lệ
Tổng chi 52.94 100.00 1.51 100.00 829.37 100.00
Chi phí ao, đê, vèo 2.38 4.49 0.14 8.98 29.27 3.53
Chi phí xử lý nước 0.70 1.33 0.21 13.76 3.18 0.38 Chi phí giống 10.51 19.85 0.65 43.01 202.65 24.43 Thuốc thủy sản 0.53 1.00 0.00 0.01 9.33 1.12 Thức ăn công nghiệp 3.89 7.35 0.00 0.00 0.00 0.00 Thức ăn cá biển 3.33 6.28 0.00 0.00 19.53 2.35 Thức ăn cá tạp 26.09 49.28 0.39 25.76 555.58 66.99 Thức ăn phối chế 3.32 6.28 0.00 0.00 0.00 0.00 Lao động thuê 0.50 0.95 0.00 0.00 0.0 0.00 Trả lãi tiền vay 1.38 2.61 0.06 3.76 4.14 0.50 Chi phí quản lý nước 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Chi phí khác 0.32 0.60 0.07 4.74 5.68 0.69 Nguồn: kết quả khảo sát năm 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN
Ngày phỏng vấn:………Âp:………. Xã:…………. Huyện:………
I THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên đáp viên:………
2. Gia đình hiện có bao nhiêu nhân khẩu …………người.
3. Tổng số bao nhiêu lao động chính………người (Lao động chính: Nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi)
4. Vui lòng cho biết thông tin chung của từng lao động chính
Số TT Quan hệ với chủ hộ Tuổi