Phân bố cây TSTN theo mặt đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC (Trang 79 - 80)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.3.4. Phân bố cây TSTN theo mặt đất

Nghiên cứu phân bố cây TSTN theo mặt đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá lợi dụng khả năng TSTN để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, không gian dinh dưỡng và nguồn gieo giống tự nhiên. Chính vì vậy, nghiên cứu TSTN theo mặt đất là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy TS theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra phân bố cây tái sinh theo mặt đất

STT Các kiểu thảm U tính So với U0,5 Phân bố 1 TTV thấp sau NR -2.3 <-1.96 Cụm 2 TTV cao sau NR -2.03 <1.96 Cụm 3 TTV cao sau KTK -2.1 U<-1.96 Cụm 4 Rừng non 0.14 -1.96<Utính<1.96 Cụm

Nhận xét: Phân bố cây TSTN 3 kiểu TTV thấp và cao sau NR,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

phân bố ngẫu nhiên. Các TTV trên là trạng thái còn non, đang trong quá trình phân hóa chiều cao, đường kính, cũng như về khoảng sống nên thường có phân bố dạng cụm.

Quá trình TSTN là một quá trình diễn ra liên tục. Chính vì thế, luôn có sự đấu tranh giữa các cá thể trong quần hệ để điều tiết không gian dinh dưỡng nên luôn có sự biến đổi về hình thái phân bố của cây từ phân bố cụm đến phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố đều. Thời gian tồn tại của mỗi loại hình phân bố trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện và hoàn cảnh sinh thái cũng như tác động gián, trực tiếp của con người. Theo Nguyễn Hải Tuất (1990)[41] những loại rừng chuyển sang phân bố ngẫu nhiên họăc cách đều, nếu đạt được tuổi thành thục công nghệ thì có thể thực hiện khai thác chính. Vì vậy khi tiến hành khoanh nuôi phục vụ các TTV cây bụi, dựa trên số liệu đã xác định về tuổi phục hồi và sự phân bố cây TSTN trên bề mặt đất, để điều chỉnh khoảng cách phân bố cây TS cho phù hợp với phân bố ngẫu nhiên hay phân bố đều bằng cách trồng bổ sung cây mục đích, tỉa cây TS từ chỗ dầy sang những nơi thiếu cây TS.

Đây là hình thức tạo ra không gian dinh dưỡng hợp lý cho các cá thể trong quần thể rút ngắn thời gian phục hồi rưng, cải thiện chất lượng rừng phục hồi.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)