Tài nguyên hệ động, thực vật rừng 1 Hệ động vật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC (Trang 30 - 32)

C) 3,3 4 Lượng mưa bình quân năm ( mm) 1358,

3.3. Tài nguyên hệ động, thực vật rừng 1 Hệ động vật

3.3.1. Hệ động vật

Theo thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lớp lưỡng cư: có 19 loài, đặc biệt là loài cá lóc Tam Đảo được đưa vào sách đỏ những loài động vật cực kì quý hiếm.

Lớp bò sát: có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lượng lớn.

Lớp chim: có tới 158 loài là loài đông nhất, trong đó có nhiều loại quý hiếm như gà lôi trắng, gà tiền.

Lớp thú: có 58 loài, các loài lớn như gấu, hổ, báo, các loại nhỏ như cầy, sóc, chuột, hươu, nai, hoẵng… một số có giá trị khoa học cao như cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch…

Trong số hàng mấy trăm loài động vật ở núi rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay, vườn Quốc gia Tam Đảo vẫn được xem là một bảo tàng thiên nhiên vô giá. Chắc hẳn vào thời cách tân và toàn tân, không chỉ rừng núi Tam Đảo mà cả Vĩnh Phúc là một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho con người lúc bấy giờ, nhất là trong thời kì sống bằng săn bắn và hái lượm.

Cũng cần nói thêm, Vĩnh Phúc có sông lớn bao quanh 3 mặt, có nhiều đầm hồ lớn nhỏ đều khắp các huyện, không những là nguồn cung cấp nước quan trọng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Đó là các loại thủy sản như cá, tôm, cua, ốc, hến… Trong đó có nhiều loại nổi tiếng cho mãi đến hôm nay, như cá Anh Vũ trong lòng sông Hồng, vùng Việt Trì – Bạch Hạc được xem là một đặc sản, một loại cá quý của Vĩnh Phúc. Hoặc như hến trong lòng sông Phan, đã trở thành một món ăn đặc sản của nhân dân vùng quê Yên Lạc hôm nay. Chắc hẳn từ thời xa xưa người dân nơi đây đã biết đến hến và khai thác hến làm thức ăn. Trong di chỉ Yên Lạc đã phát hiện được khá nhiều vỏ hến bị đốt cháy là minh chứng cụ threer sinh động về việc bắt hến chế làm thức ăn của người xa xưa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kết quả điều tra năm 2003 của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật [4], đã xác định được thành phần phân loại học của 5 lớp: Lớp thú, lớp chim, lớp bò sát, lớp ếch nhái, lớp côn trùng, tập trung ở 25 bộ, 99 họ, 461 loài, trong đó:

- Lớp thú: có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ.

- Lớp chim: có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ.

- Lớp bò sát: có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ.

- Lớp ếch nhái: có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ.

- Lớp côn trùng: có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ. Động vật đất có 78 loài thuộc 39 giống, 14 họ của 4 phân hộ.

Các loài thủy sinh vất: 116 loài thuộc ghành tảo lam, 44 loài động vật nổi, 20 loài động vật đáy, 23 loài cá. Đặc biệt ở đây có 12 loài động vật quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam ( phần động vật) và 3 loài được đưa vào Sách đỏ thế giới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)