+ Rừng cây lá rộng. + Rừng nứa xen cây gỗ.
3.4. Điều kiện xã hội
Trạm đa dạng sinh học Mê linh – Vĩnh Phúc thuộc xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên). Đây là một xã miền núi có diện tích tự nhiên hơn 7000ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là hơn 4000ha, chiếm khoảng 51% tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
diện tích. Toàn xã có 21 khu hành chính. Dân số có hơn mười ngàn người với 53% là người dân tộc Kinh, còn lại là ngời dân tộc thiểu số. Mật độ dân số trung bình là 139 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 34% tổng số dân, thu nhập bình quân đầu người 3 triệu đồng/ngời/năm (tính đến 01/12/2003 theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003).
Trong khu vực nghiên cứu không có dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của dân quanh vùng nên vẫn có một số tác động tiêu cực tới thảm thực vật và diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu như: thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ khác.
Trong những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế của Nhà nước đã có những tác động sâu sắc đến đời sống của nhân dân trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi. Theo Niên giám thống kê năm 2003 thì huyện Mê Linh chỉ còn khoảng 300ha rừng tự nhiên.
Tóm lại, tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật của khu vực này là vùng có khí hậu tương đối khô hạn, đất đai bị rửa trôi nghèo dinh dưỡng. Những đặc điểm này làm cho khu vực nghiên cứu khác hẳn với những địa điểm mà một số tác giả khác đã nghiên cứu trước đó (thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quảng Ninh, Quảng Bình...). Những đặc điểm đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và phát triển của thảm thực vật trong vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân loại thảm thực vật trong khu nghiên cứu 4.1.1. Phƣơng pháp và bảng phân loại TTV 4.1.1. Phƣơng pháp và bảng phân loại TTV
Do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một vài đặc điểm chính có liên quan đến TTV tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng: Trong Trạm ĐDSH Mê Linh, TTV nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thứ sinh (bao gồm rừng trồng mới và rừng TSTN), đặc biệt là một số TTV chiếm diện tích rất lớn, phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trong trạm. Dựa trên đơn vị TTV ở đây, chúng tôi đã chọn được 4 kiểu thảm đặc trưng cho đối tượng TTV, đây cũng chính là 4 điểm nghiên cứu trên OTC, để phân tích đặc điểm và xu hướng phục hồi một số trạng thái TTV trong vùng, đó là:
1. Thảm thực vật thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy 2. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 4. Rừng non
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.1: Các điểm nghiên cứu về 1 số trạng thái TTV chính tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc
STT OTC Vị trí địa lý Độ cao H (m) Lịch sử sử dụng đất Thời gian phục hồi (năm)
Loài chiếm ưu thế Tên kiểu TTV nghiên cứu
1 N: 21023’112 E: 105042’459 E: 105042’459
61 Khai hoang, canh tác nông nghiệp
2-3 Cỏ tranh, Cỏ lá tre, Mua thường, Tháu kén
TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy
2 N: 21023’149 E: 105042’462 E: 105042’462
65 Khai hoang, canh tác nông nghiệp
5-6 Ba chạc, Bời lời vòng, Ba soi, Kháo
TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3 N: 21023’286
E: 105042’519
84 Khai hoang, canh tác nông nghiệp
7-8 Sau sau, Trám chim, Sòi tía, Dẻ gai
TTV cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 4 N: 21023’210
E: 105042’429
78 Chạt trắng, trồng rừng
9-10 Sau sau, bời lời vòng, Kháo, Lành ngạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
Thảm thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, cho đến nay chúng đã bị phá huỷ nghiêm trọng, thay thế vào đó là các kiểu thảm thứ sinh nhân tác [5]. Chúng tôi đã nghiên cứu phân loại thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra vùng phụ cận thuộc vùng núi phía bắc xã Ngọc Thanh, phía nam Vườn Quốc gia Tam Đảo, xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc để xác định thực trạng thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu như sau:
4.1.1.1. Rừng trồng
Đây là khu vực khoanh nuôi , bảo vệ . Rừng được trồng thành khoảnh rừng và được trồng theo chương trình dự án 135 và 327, bao gồm:
+ Rừng trồng thuần loại: chỉ có một loài cây hoặc Thông, hoặc Keo tai tượng, hoặc Bạch đàn hay Keo lá tràm.
+ Rừng trồng hỗn giao: Bạch đàn và Keo tai tượng.
4.1.1.2. Thảm thực vật tự nhiên
Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Khung phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh tương đối ổn định, hay tạm thời. Hệ thống phân loại như sau: