Phân tích quá trình quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp tại địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 68)

- Chính sách địa ph−ơng

d. Khả năng đầu t− vốn cho sản xuất nông, lâm nghiệp

3.3. Phân tích quá trình quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp tại địa ph−ơng

nông nghiệp tại địa ph−ơng

3.3.1. Các căn cứ tiến hμnh quy hoạch

Ph−ơng án QHSD đất xã Huyền sơn đã đ−ợc xây dựng trên những căn cứ sau: - Căn cứ vào Hiệp định tài chính giữa chính phủ cộng hoà liên bang Đức và Chính phủ Việt Nam về đầu t− tài chính cho trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

- Căn cứ vào quy chế tổ chức thực hiện dự án ban hành theo quyết định số 78 năm 2000 QĐ-BNN-TCCB, ngày 19/7/2000 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban quản lý dự án huyện Lục Nam và dự án tỉnh Bắc Giang về QHSD đất thôn bản ở xã Huyền Sơn.

Nh− vậy, khi địa ph−ơng tiến hành QHSD đất thôn bản đã không dựa vào các căn cứ của tỉnh cũng nh− của huyện về việc xây dựng quy hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng đất của huyện Lục Nam. Mặt khác, những định h−ớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã đã không đ−ợc coi là những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng ph−ơng án quy hoạch. Cho nên ph−ơng án quy hoạch đ−ợc xây dựng vẫn còn một số tồn tại về ph−ơng pháp, nội dung, trình tự tiến hành quy hoạch.

3.3.2. Trình tự tiến hμnh quy hoạch đã áp dụng tại địa ph−ơng

Theo kết quả điều tra, toàn huyện Lục Nam có 25/27 xã đã tiến hành QHSD đất. Tuy nhiên trình tự, nội dung và ph−ơng pháp quy hoạch sử dụng đất ở mỗi địa ph−ơng không thống nhất. Xã Huyền Sơn tiến hành QHSD đất theo quy trình của dự án trồng rừng Việt - Đức. Ph−ơng pháp tiến hành là quy hoạch cho từng thôn sau đó đ−ợc tổng hợp thành ph−ơng án QHSD đất cấp xã.

Điểm khác biệt của công tác QHSD đất ở xã Huyền Sơn là phục vụ cho dự án trồng rừng Việt - Đức, mục tiêu của là xác định đ−ợc địa điểm và diện tích trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, do đó ph−ơng án mới tiến hành quy hoạch phân bổ đất cho sản xuất lâm nghiệp. Phạm vi tiến hành quy hoạch chỉ thực hiện tại các thôn có quỹ đất tiềm năng lâm nghiệp, xã ch−a có ph−ơng án QHSD đất chung cho các ngành, đây là điểm hạn chế của công tác QHSD đất ở địa ph−ơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình quy hoạch tại địa ph−ơng đ−ợc thực hiện gồm 4 b−ớc, nội dung của từng b−ớc quy hoạch đ−ợc mô tả tóm tắt trong bảng 3-10.

Bảng 3-10. Tóm tắt quá trình quy hoạch đã áp dụng tại địa ph−ơng

B−ớc Hoạt động

B−ớc 1 : Chuẩn bị HĐ1: Chuẩn bị về tổ chức

2: Thu thập các loại bản đồ, các tài

liệu có sẵn có của địa ph−ơng

HĐ3: Tập huấn thống nhất biện pháp kỹ thuật

4: Chuẩn bị vật t−, ph−ơng tiện, kỹ thuật

5: Chuẩn bị về tài chính

6: Họp triển khai và lập kế hoạch tổ chức thực hiện (Cuộc họp xã lần thứ nhất)

B−ớc 2: Điều tra điều kiện cơ bản

HĐ 7: Họp thôn lần thứ nhất

HĐ 8: Điều tra đánh giá hiện trạng bằng ph−ơng pháp PRA (có sự tham gia của ng−ời dân)

B−ớc 3: Xây dựng ph−ơng án quy hoạch

HĐ 9: Họp thôn lần 2

10: Tổng hợp số liệu, xây dựng ph−ơng án quy hoạch xã

HĐ 11: Họp xã lần cuối

B−ớc 4: Phê duyệt ph−ơng án

QHSD đất

HĐ12: Thẩm định và phê duyệt ph−ơng án quy hoạch

Cụ thể nội dung các b−ớc QHSD đất sản xuất lâm nông nghiệp tại xã Huyền Sơn nh− sau:

B−ớc 1: Công tác chuẩn bị

Hoạt động 1: Chuẩn bị về tổ chức

Ban quản lý dự án trồng rừng Việt - Đức huyện Lục Nam đ−ợc thành lập theo quyết định số 312/QĐ-UB, nhiệm vụ chủ yếu của Ban quản lý là tham m−u cho UBND huyện nghiên cứu, đề xuất ph−ơng án QHSD đất, xây dựng kế hoạch triển khai công tác trồng, khoanh nuôi phục hồi rừng. Thành phần của ban quản lý dự án nh− sau:

- ở cấp huyện:

+ Đại diện UBND huyện (Phó chủ tịch huyện - Giám đốc điều hành dự án). + Đại diện lâm tr−ờng (Phó giám đốc lâm tr−ờng- Phó giám đốc điều hành dự án). + Điều phối viên kỹ thuật dự án (Tr−ởng phòng kỹ thuật lâm tr−ờng). + Thành viên ban quản lý dự án (Chủ tịch xã).

- ở cấp xã thành lập TCT gồm có:

+ Cán bộ hiện tr−ờng (Cán bộ kỹ thuật lâm tr−ờng - tổ tr−ởng). + Phổ cập viên (Cán bộ lâm nghiệp xã).

+ Cán bộ địa chính xã.

+ Tr−ởng thôn tham gia dự án (kiêm thông tin viên chính). Với cơ cấu tổ chức nh− trên đi đến những nhận xét sau:

Đã có sự tham gia của các cấp quản lý từ huyện, xã, thôn. Đồng thời có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật là cơ quan thực thi dự án. Kết hợp sự tham gia của ng−ời dân vào TCT.

Tuy nhiên, thành phần tham gia dự án quy hoạch còn một số nh−ợc điểm tồn tại cần khắc phục về mặt chuyên môn, đại diện, khả năng phối hợp giữa các thành viên trong TCT.

Ch−a có sự tham gia của đại diện phòng Địa chính - Nông nghiệp huyện, đây là cơ quan quản lý Nhà n−ớc về đất đai và sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác, TCT thiếu sự tham gia của cán bộ điều tra quy hoạch.

Theo kết quả điều tra, cán bộ phổ cập viên ch−a qua đào tạo chuyên môn về kỹ thuật nông lâm nghiệp. Vì vậy sự phối hợp giữa các thành viên của TCT ch−a thực sự hiệu quả,

các thông tin viên cũng ch−a qua đào tạo vì thế việc truyền tải thông tin đến với ng−ời dân ch−a thực sự đầy đủ.

Hoạt động 2: Thu thập các loại bản đồ, tài liệu có sẵn của địa ph−ơng

Tr−ớc khi tiến hành QHSD đất cán bộ hiện tr−ờng, cán bộ địa chính và phổ cập viên chuẩn bị các tài liệu về bản đồ, các thông tin cơ bản của địa ph−ơng, gồm:

- Chuẩn bị bản đồ: gồm các loại bản đồ sau: + Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000.

+ Bản đồ địa giới hành chính 364 CT-TTg. + Bản đồ GĐGR của xã.

+ Bản đồ kiểm kê rừng 286/TTg.

+ Bản đồ thiết kế trồng rừng từ năm 1998 - 2001.

Nh− vậy, hệ thống bản đồ trên đây là cơ sở để tiến hành quy hoạch, vừa giúp cán bộ quy hoạch xác định địa hình ngoài thực địa, đồng thời tiến hành kiểm tra ranh giới hành chính của xã. Trên cơ sở kết quả GĐGR và kết quả kiểm kê của xã làm cơ sở cho việc xác định vị trí trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng bản đồ kiểm kê 286/TTg vào công tác quy hoạch là không hợp lý vì đây là hệ thống tài liệu đã quá cũ, cần sử dụng bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc năm 2000 vào thì sẽ phù hợp hơn.

- Thu thập các tài liệu có liên quan: Tài liệu về dân sinh, kinh tế - xã hội (dân tộc, dân số, lao động, số l−ợng đàn gia súc, gia cầm...), các tài liệu về GĐGR.

Qua nghiên cứu ph−ơng pháp thu thập số liệu cho thấy tài liệu đ−ợc kế thừa nên chi phí cho việc thu thập số liệu ít tốn kém, số liệu đã thống kê chi tiết đến từng thôn.

Tuy nhiên với ph−ơng pháp thu thập ở trên, số liệu thu thập không đ−ợc kiểm tra lại do đó không đánh giá đ−ợc mức độ chính xác của tài liệu. Số liệu thu thập mới dừng lại ở các thôn tham gia dự án, vì vậy ch−a đánh giá đ−ợc ảnh h−ởng của các thôn không tham gia dự án đến hiện trạng sử dụng đất cũng nh− việc thực thi ph−ơng án quy hoạch sau này. Thông tin ch−a đ−a ra đ−ợc cơ cấu kinh tế của xã, cũng nh− thu nhập bình quân đầu ng−ời để làm cơ sở cho việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất cũng nh− quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp sau này.

Công tác tập huấn nhằm h−ớng dẫn TCT nắm đ−ợc nội dung, kỹ thuật cơ bản trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, đ−a ra những ph−ơng pháp, tiêu chuẩn chung nhằm thống nhất việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật.

- Giáo viên h−ớng dẫn: Cán bộ viện điều tra quy hoạch, cán bộ viện khoa học lâm nghiệp.

- Đối t−ợng tham gia gồm có: cán bộ kỹ thuật phụ trách dự án, cán bộ hiện tr−ờng, cán bộ phổ cập, cán bộ địa chính, các tr−ởng thôn.

- Thời gian tập huấn là 2 ngày trên lớp và 2 ngày trên hiện tr−ờng.

- Nội dung tập huấn: H−ớng dẫn kỹ thuật về bản đồ, h−ớng dẫn đắp sa bàn, lập mặt cắt thôn, ph−ơng pháp điều tra hiện trạng sử dụng đất, tập huấn điều tra lập địa và tiến hành thực tập ngoài hiện tr−ờng các nội dung giới thiệu trên.

Tuy nhiên công tác tập huấn ch−a tiến hành h−ớng dẫn cho lớp về ph−ơng pháp đánh giá tài nguyên rừng, các ph−ơng án kỹ thuật sử dụng đất, biện pháp thống nhất ranh giới giữa các thôn. Ch−a tổ chức tập huấn cho ng−ời dân chủ chốt trong thôn.

Hoạt động 4: Chuẩn bị vật t−, ph−ơng tiện, kỹ thuật

Côngtác chuẩn bị vật t−, ph−ơng tiện, kỹ thuật t−ơng đối đầy đủ, đảm bảo cho việc thực hiện tiến trình quy hoạch: Địa bàn; th−ớc dây; th−ớc đo độ dốc; bút làm bản đồ; giấy kẻ ly; giấy bóng can, các loại bảng biểu,...

Hoạt động 5: Chuẩn bị về tài chính

Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng bảng dự toán chi phí từng hạng mục công việc.

Hoạt động 6: Họp triển khai và lập kế hoạch thực hiện (họp xã lần thứ nhất)

Họp thống nhất triển khai công tác QHSD đất ở cấp xã: Tr−ớc khi tiến hành QHSD đất ở xã, TCT phối hợp với UBND xã tổ chức cuộc họp để triển khai công việc.

- Ng−ời tổ chức: Chủ tịch UBND xã.

- Thành phần cuộc họp: đại diện các tổ chức đoàn thể xã (Đảng uỷ, HĐND, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) và TCT.

- Thời gian họp: 1 ngày. - Nội dung cuộc họp:

+ Giới thiệu đầy đủ về dự án, các b−ớc tiến hành, nguyên tắc quản lý thực hiện, quyền lợi, nghĩa vụ tham gia dự án.

+ Giới thiệu chi tiết về công tác QHSD đất: mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp tiến hành.

+ Trình bầy và thống nhất việc hoạch định ranh giới thôn, và chọn thôn tham gia dự án, thống nhất kế hoạch hành động việc thực hiện QHSD đất thôn - xã và thực hiện dự án của các thôn trong xã.

Xây dựng kế hoạch triển khai: Sau khi họp với xã, TCT xây dựng kế hoạch hành động cho từng thôn, xã, báo cáo với các ban ngành liên quan để cùng phối hợp tham gia.

B−ớc 2: điều tra điều kiện cơ bản

Hoạt động 7: Họp thôn lần thứ nhất

- Ng−ời tổ chức: Do tr−ởng thôn đứng ra tổ chức.

- Thành phần tham gia: Đại diện mỗi HGĐ trong thôn 1 ng−ời, TCT. - Thời gian: 01 ngày.

- Kỹ năng tổ chức:

+ Tr−ớc khi tiến hành cuộc họp, TCT thống nhất địa điểm và thời gian họp tại nhà tr−ởng thôn.

+ TCT viết những nội dung cần trình bầy lên giấy A0 để trình bầy tr−ớc cuộc họp. + Cử ng−ời ghi biên bản cuộc họp và ý kiến của ng−ời dân về cuộc họp.

- Nội dung do cán bộ hiện tr−ờng trực tiếp giới thiệu:

+ Giới thiệu đầy đủ về dự án, các b−ớc tiến hành, nguyên tắc quản lý thực hiện, quyền lợi nghĩa vụ tham gia dự án.

+ Giới thiệu chi tiết về công tác QHSD đất, bản chất mục tiêu, vai trò, nguyên lý ph−ơng pháp tiến hành thực hiện QHSD đất.

+ Nội dung các b−ớc và tổ chức thực hiện QHSD đất thôn - xã.

+ Trình bầy thống nhất kế hoạch hành động và ph−ơng pháp tổ chức tiến hành thực hiện QHSD đất thôn.

+ Bầu ra nhóm thông tin viên, mỗi thôn gồm có: tr−ởng thôn làm thông tin viên chính, chọn ra 5 ng−ời dân nắm rõ ranh giới, địa hình của thôn mình, có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nông nghiệp.

+ Phát tài liệu giới thiệu dự án cho ng−ời dân, phát mẫu đơn đăng ký và h−ớng dẫn thôn lập danh sách các hộ tham gia dự án..

Việc tổ chức cuộc họp thôn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giới thiệu cho ng−ời dân địa ph−ơng hiểu đ−ợc mục đích, ý nghĩa của việc QHSD đất, những quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời dân khi tham gia dự án. Cách thức tổ chức t−ơng đối chặt chẽ, sử dụng công cụ truyền tin dễ hiểu giúp cho ng−ời dân dễ nhận thức đ−ợc vấn đề nêu ra. Tuy nhiên qua điều tra phỏng vấn cho thấy cuộc họp thôn còn một số hạn chế sau:

+ Đại diện các hộ trong thôn tham gia chủ yếu là nam giới, kết quả điều tra tại thôn Khuôn Dây cho biết đại diện chủ hộ là nữ tham gia cuộc họp mới đạt 22%. Nh− vậy về mặt đại diện HGĐ tham gia là ch−a hợp lý vì cần phải có ít nhất là 30% đại diện chủ hộ là nữ giới, vì họ là những ng−ời trực tiếp tham gia sản xuất, rất có kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp.

+ Các cộng tác viên của thôn ch−a đại diện cho các tổ chức của thôn nh−: Phụ nữ, hội nông dân; mới chỉ có 1 ng−ời là nữ giới tham gia.

Hoạt động 8: Điều tra đánh giá hiện trạng

Thu thập số liệu cấp thôn

Trong cuộc họp tại thôn, tr−ởng thôn cung cấp các số liệu cơ bản về kinh tế - xã hội có liên quan đến QHSD đất của thôn.

Số liệu cơ bản của thôn đ−ợc thu thập thông qua các thông tin cung cấp trong cuộc họp thôn mà ch−a tiến hành điều tra phỏng vấn để kiểm tra độ tin cậy, vì vậy ch−a đánh giá đ−ợc mức độ chính xác của thông tin trên.

Đắp Sa bàn

Để tiến hành QHSD đất thì tr−ớc hết cần phải khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng đất của thôn, mặt khác QHSD đất của các thôn tập trung chủ yếu cho đất sản xuất lâm nghiệp và đất cao, bên cạnh đó ng−ời dân ch−a quen với việc sử dụng bản đồ nên TCT cần tiến hành đắp sa bàn nhằm mục đích tạo cho ng−ời dân địa ph−ơng có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của thôn bản mình đang sống về địa hình, hiện trạng sử dụng đất, phân bổ dân c−. Từ đó ng−ời dân có thể thảo luận những khó khăn và thuận lợi và ph−ơng h−ớng sử dụng đất trong t−ơng lai. Qua sa bàn có thể

dễ dàng bổ sung địa hình, địa vật,... vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng, dễ dàng cho việc chọn tuyến đi lát cắt.

- Thành phần tham gia gồm có: Cán bộ hiện tr−ờng; phổ cập viên; cán bộ địa chính, tr−ởng thôn và 5 thông tin viên đã đ−ợc bầu ra trong cuộc họp thôn lần đầu.

- Vật liệu tiến hành (do cán bộ hiện tr−ờng chuẩn bị): Hộp gỗ (kích th−ớc 1mx1m, cao khoảng 10 cm); Bột màu (5 màu khác nhau mỗi màu 100g); Đất sét và một số loại vật liệu khác: chổi lông, bút viết, đinh sắt.

- Địa điểm: tiến hành đắp sa bàn tại nhà tr−ởng thôn.

Công cụ xây dựng sa bàn là rất thích hợp và có tính khả thi cao. Tuy nhiên điểm hạn chế trong quá trình đắp sa bàn tại thôn là chỉ do TCT và một số thông tin viên tham gia, ng−ời dân chỉ đ−ợc tham gia thảo luận sau khi đã hoàn thành sa bàn mà không trực tiếp tham gia vào đắp sa bàn vì vậy không phát huy đ−ợc ý kiến đóng góp của những ng−ời dân trong thôn.

Điều tra và vẽ lắt cắt điển hình

Mặt cắt thôn có tác dụng trong các cuộc thảo luận thôn về tình hình sử dụng đất hiện tại và trong t−ơng lai. Nó cho biết những tồn tại, tiềm năng và những giải pháp sử dụng đất của thôn trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của ng−ời dân địa ph−ơng. Và từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất trong t−ơng lai của thôn xã.

Trên cơ sở tuyến điều tra đã dự kiến trên sa bàn, TCT vẽ phác họa sơ đồ lát cắt lên tờ giấy khổ A0 và tiến hành khảo sát theo tuyến. Trong quá trình khảo sát, TCT của thôn (gồm cán bộ hiện tr−ờng, cán bộ phổ cập, các thông tin viên của thôn đã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)