- Chính sách địa ph−ơng
c. Thị tr−ờng hiện nay với công tác quy hoạch sử dụng đất
Thị tr−ờng là hình thức biểu hiện phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô tận. ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội thì ở đó có thị tr−ờng. Thị tr−ờng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, chuyển nh−ợng, mua bán hàng hoá và dịch vụ [24]. Thị tr−ờng có tác động rất lớn đến việc sử dụng đất đai, thông qua thị tr−ờng có thể đánh giá khả năng tiêu thụ, giá thành sản phẩm và mức độ chênh lệch giá cả thị tr−ờng tiêu thụ, từ đó công tác QHSD đất sản xuất lâm nông nghiệp phải làm sao tính đến các yếu tố thị tr−ờng mà có kế hoạch quy hoạch sao cho hợp lý.
Để đánh giá tác động của yếu tố thị tr−ờng đến sử dụng đất đai và công tác QHSD đất, đề tài tiến hành phỏng vấn HGĐ, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 3-8.
Bảng 3-8. Giá cả và khả năng tiêu thụ các loại sản phẩm chủ yếu
Loại ĐVT Đơn giá (1.000 đ) Khả năng Tiêu thụ
Khối l−ợng tiêu thụ sản phẩm Tại nhà Tại chợ Dễ Khó Nhiều ít
Trâu con 2.500 x x Bò con 2.000 x x Thịt lợn kg 20,0 20,0 x x Gà kg 24,0 25,0 x x Cá kg 15,0 17,0 x x Trứng gà quả 1,1 1,2 x x Thóc kg 2,0 2,2 x x Gạo kg 3,8 4,0 x x Ngô kg 1,8 2,0 x x Tỏi kg 13,0 15,0 x x Hành kg 4,5 5,0 x x Sắn khô kg 1,0 1,2 x x Vải thiều kg 3,7 4,0 x x Na dai quả 0,8 1,0 x x
Xoài Trung Quốc kg 4,0 5,0 x x
Nhãn lồng kg 7,5 8,5 x x
Hồng không hạt quả 1,2 1,5 x x
Qua bảng 3-8 đi đến nhận xét sau: sự chênh lệch về giá cả các loại sản phẩm chủ yếu bán ở HGĐ so với tiêu thụ tại chợ là không đáng kể. Phần lớn các loại sản phẩm có khả năng tiêu thụ và l−u thông trên thị tr−ờng t−ơng đối dễ dàng trừ một vài sản phẩm nh− Vải, Na, Xoài,... khả năng tiêu thụ khó khăn hơn do sản phẩm này mang tính chất thời vụ và kỹ thuật bảo quản nông sản ch−a đ−ợc quan tâm. Đây là những loài cây mang lại thu nhập chủ yếu của các HGĐ. Theo kết quả phỏng vấn 45 HGĐ tại thôn Khuôn Dây thì 85% số hộ cho biết ngoài những sản phẩm cây hoa mầu, họ vẫn chú trọng đầu t− trồng cây ăn quả nh−: Na, Vải,... nh−ng khi đ−ợc hỏi về khả năng tiêu thụ thì 75% trong số đó nói đây là những cây cho sản phẩm khó tiêu thụ, giá cả không ổn định nh−ng vì cho thu nhập cao nên họ vẫn đầu t− phát triển mở rộng, điều đó sẽ dẫn tới sản phẩm thu hoạch không tiêu thụ kịp. Đây là một trở ngại lớn cho việc định h−ớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã. Theo
định h−ớng phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời gian tới là chuyển đất lúa 1 vụ không chủ động n−ớc t−ới sang trồng cây ăn quả nh−: Na, Hồng. Cho nên việc quy hoạch phát triển cây ăn quả cần phải đi đôi với đầu t− cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nghiên cứu kéo dài thời vụ thu hoạch.
Khả năng tiêu thụ hàng hoá có ảnh h−ởng nhiều tới quy mô sử dụng đất. Sự ảnh h−ởng thể hiện việc sản phẩm làm ra nếu có thị tr−ờng tiêu thụ dễ dàng, giá cả ổn định, thu nhập cao từ đó ng−ời dân sẽ có điều kiện đầu t− mở rộng quy mô sản xuất.
Nh− vậy công tác QHSD đất sản xuất lâm nông nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố thị tr−ờng nhằm xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, có thị tr−ờng tiêu thụ ổn định giúp cho ng−ời dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, QHSD đất phải quan tâm đến quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhằm tạo thuận lợi cho việc l−u thông hàng hoá góp phần tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị tr−ờng.