Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc (Trang 57)

Trong bối cảnh hiện nay, ngành vận tải biển trong nước đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm.

Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc, phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên thường xuyên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong

khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi.

Nhận thức được điều đó, trong năm 2007,sau khi tiến hành CPH, công ty sẽ tiến thực hiện nhiều dự án mới, đầu tư vào nâng cấp đội tàu, đặc biệt đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhu cầu vốn của công ty trong những năm sắp tới là rất lớn. Riêng trong năm 2007, công ty cần khoảng 1.467 tỷ đồng, cụ thể trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 12: Kế hoạch đầu tư TSCĐ năm 2007 của công ty vận tải Biển Bắc

TT HẠNG MỤC KẾ HOẠCH 2007

I Đầu tư tàu biển

- Đóng mới 02 tàu biển có trọng tải 22.500T 48 triệu USD - Mua 02 tàu biển đã qua sử dụng có TTtrên 20.000 T 42 triệu USD

II Về đầu tư tàu sông

- Mua 01 đoàn đã qua sử dụng 1.800 T 7.100 tr.đồng - Đóng mới 02 đoàn có trọng tải 1.200 T 12.038 tr.đồng

III Về đầu tư mua sắm khác

- Xây dựng cơ sở đào tạo XKLĐ 8.000 tr.đồng Tổng vốn đầu tư 1.467.138 tr.đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư công ty vận tải Biển Bắc)

Với nhu cầu vốn lớn như vậy, ngoài những nguồn vốn nợ quen thuộc từ ngân hàng các đối tác làm ăn thì trong năm 2007, công ty có thể huy động thêm những nguồn vốn mới. Việc chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần

sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu. Đây sẽ là nguồn vốn quan trọng, bổ sung vào VCSH của công ty, cơ cấu vốn nợ/Tổng nguồn vốn sẽ được điều chỉnh, trở nên hợp lý hơn và rủi ro trong thanh toán của công ty sẽ từ đó mà giảm xuống.

3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc.

3.2.1. Khai thác tối đa nguồn vốn trong nội bộ công ty.

Trong các nguồn vốn mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng thì nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp chính là nguồn vốn cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì vậy, công ty vận tải Biển Bắc cần phải chú trọng công tác huy động vốn trong nội bộ công ty, cụ thể:

3.2.1.1. Xây dựng phương án bổ sung lợi nhuận vào vốn.

Là một công ty đang hoạt động có lãi thì việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất là một biện pháp hiệu quả bởi công ty có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào chủ thể cung cấp vốn khác và giảm được chi phí do huy động vốn từ bên ngoài. Bên canh đó, việc sử dụng lợi nhuận không chia còn giúp công ty giảm được tỷ lệ nợ/ Tổng nguồn vốn, tăng cường khả năng thanh toán cho công ty và đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hình ảnh, uy tín của những công ty có quy mô vừa và nhỏ như công ty vận tải Biển Bắc với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, năm 2007 công ty sẽ tiến hành CPH. Chính vì vậy công ty không thể giữ lại toàn bộ LNST để trích lập các quỹ và sử dụng tái đầu tư như vẫn thường làm khi còn là DNNN mà sẽ phải chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu. Do đó từ năm 2007, việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư sẽ có liên quan chặt chẽ đến chính sách chi trả cổ tức của công ty. Hiện tại, công ty đang dự tính sẽ duy trì mức lợi nhuận giữ khoàng 35 -45% trong 3 năm sau CPH, từ năm 2007 đến 2009. Như vậy theo kế hoạch, hàng năm công ty chỉ có khoảng 2 -3 tỷ đồng để bổ sung vào vốn chủ từ

kết quả kinh doanh, còn quá ít so với nhu cầu vốn của công ty. Do đó, công ty vận tải Biển Bắc cần nghiên cứu đưa ra những phương án chia cổ tức hợp lý sao cho vẫn đảm bảo đựơc mục tiêu làm hài lòng các cổ đông nhưng vẫn duy trì được kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.

3.2.1.2. Đẩy mạnh huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.

Theo Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính nhỏ bé. Bình quân số vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là 1.800 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn ngân hàng chỉ khoảng 57% nhưng lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn phức tạp. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các doanh nghiệp lớn cũng khó khăn không kém, nhất là vay dưới hình thức bảo đảm nợ vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung không nên nương tựa quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng mà cần tiếp cận những nguồn vốn mới trên thị trường để tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp mình trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như vậy.

Hơn nữa, theo đánh giá của bộ tài chính thì trong thời gian tới, vốn tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn quan trọng cho các doanh nghiệp nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp phải tính toán làm sao có thể huy động được tỷ lệ vốn góp là 1/3, 1/3 vay ngân hàng và vay trái phiếu, 1/3 từ phát hành CP thêm thì mới có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả bởi nếu tiếp tục duy trì cơ cấu vốn tới 80 - 90% là vốn vay ngân hàng thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh nổi trong 5 - 10 năm tới.

Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc, trong điều kiện tỷ lệ nợ của công ty đang ở mức rất cao thì kế hoạch chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty vận tải Biển Bắc có thể sử dụng thêm

những hình thức huy động vốn mới. Đặc biêt, trong giai đoạn thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh thì đây là cơ hội vàng giúp công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Hơn nữa, công ty còn có thể tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Đây là một biện pháp đang được rất nhiều công ty cổ phần sử dụng hiệu quả khi muốn huy động thêm vốn chủ. Nhờ đó, vốn chủ của công ty có thể tăng lên đáng kể, làm cơ cấu vốn nợ/VCSH của công ty sẽ trở nên hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm và vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho công ty.

3.2.2. Tăng cường huy động nợ.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vận tải Biển Bắc thì vốn nợ luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn cung chủ yếu, đáp ứng cho nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư của công ty. Chính vì vậy, trong kế hoạch huy động vốn những năm sắp tới, bên cạnh vịêc tìm kiếm những nguồn vốn mới, có chi phí hợp lý trên thị trường thì vấn đề đặt ra với công ty là phải tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có, tăng cường huy động vôn nợ, cụ thể:

3.2.2.1. Duy trì và mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách phù hợp

Vốn vay từ các tổ chức tín dụng thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng nguồn vốn của công ty và sẽ tiếp tục là phương thức huy động vốn quan trọng nhất đối với công ty trong thời gian tới. Theo dự kiến, trong năm 2007 công ty sẽ có những khoản vay dài hạn lớn để đầu tư đóng mới và mua lại các đội tàu, trong đó sẽ vay ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 48triệu USD để đóng mới 02 tàu biển có trọng tải 22.500T và vay ngân hàng Công Thương Đống Đa 42triệu USD để mua 02 tàu biển đã qua sử dụng có trọng tải trên 20.000 Tvà 18 tỷ đồng để mua và đóng mới 03 đoàn tàu sông. Những khoản nợ này thường có thời gian

vay là 10 năm nên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới khả năng khả năng thanh toán của công ty trong thời gian trước mắt. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với công ty là phải thực hiện hoạt động sản xuất có kết quả cao để đủ khả năng trả lãi và các khoản nợ đến hạn với mục tiêu luôn giữ hình ảnh về một doanh nghiệp làm có hiệu quả, có uy tín trong mắt các tổ chức tín dụng. Có như vậy, công ty mới có thể tiếp cận dễ dàng tới những nguồn vốn trung và dài hạn có quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của công ty trong giai đoạn tiếp theo.

3.2.2.2. Tăng cường tín dụng thương mại

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty vận tải Biển Bắc thì vốn tín dụng thương mại luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, khoảng 30%. Đây là nguồn vốn hình thành một cách tự nhiên chủ yếu qua hoạt động mua chịu, trả chậm tiền đóng tàu mới hoặc mua lại tàu đã sử dụng của công ty với các bạn hàng. Trong thời gian sắp tới, khi công ty đang có rất nhiều dự án để nâng cấp đội tàu của mình thì tiềm năng khai thác nguồn vốn này sẽ còn rất lớn. Thông qua những biện pháp thích hợp như tạo lập mới quan hệ tốt, xây dựng mối làm ăn lâu dài với bạn hàng sẽ giúp công ty có thể được mua, bán chịu với giá trị lớn hơn và trong thời gian lâu hơn. Điều đó sẽ giúp công ty có thể tạm thời trì hoãn các khoản thanh toán lớn trong thời gian ngắn trong khi chưa huy động được đủ vốn và sẽ làm gia tăng thêm một lượng vốn nợ đáng kể do chiếm dụng được dưới hình thức tín dụng thương mại. Đối với công ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền của công ty với các đối tác làm ăn. Do đó, công ty cần triệt để khai thác nguồn vốn nợ này, trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuân nhằm phục vụ tốt cho kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới và vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.

Ngoài những hình thức huy động nợ truyền thống qua tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, công ty có thể tiếp cận tới một hình thức huy động vốn mới, đó phát hành trái phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Mặc dù phương pháp huy động nợ qua trái phiếu có rất nhiều ưu điểm bởi trái phiếu có rất nhiều loại, đáp ứng với từng nhu cầu, mục tiêu sử dụng vốn khác nhau của doanh nghiệp. Hơn nữa, trái phiếu thường có kỳ hạn nhất định do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong việc thanh toán lãi và mệnh giá, giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với những dòng tiền ra ngoài dự kiến.

Mặc dù vậy, đây vẫn là hình thức huy động còn được rất ít các công ty ở Việt Nam sử dụng do thị trường giao dịch trái phiếu còn kém phát triển khiến tính thanh khoản của trái phiếu không cao nên rất khó phát hành. Hơn nữa, sự hiểu biết của các công ty về công cụ tài chính chưa nhiều nên doanh nghiệp vẫn chư thấy hết được những lợi thế của việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, mặc dù thị trường chứng khoán mới đang phát triển nhưng con đường lâu dài của doanh nghiệp là phải chứng khoán hoá nguồn vốn của mình, tiếp cận vốn thông qua trái phiếu chứ không phải đi vay ngân hàng là chính. Trong thời gian trước mắt, hệ thống NHTM vẫn rất quan trọng và chiếm tỷ trọng vốn lớn nhưng về tương lai, chứng khoán phải là chính. Theo cam kết của Bộ Tài chính từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ bảo đảm mức tăng tối thiểu là 150%/năm, với lượng chứng khoán huy động được cỡ chừng 15 -- 16 tỷ USD (bằng khoảng 15% GDP tại thời điểm đó). Như vậy, trong thời gian tới cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty nói chung và công ty vận tải Biển Bắc nói riêng có thể sử dụng hình thức huy động nợ qua phát hành trái phiếu để tài trợ vốn cho hoạt động của mình. Công ty có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp để phát hành, huy động thêm vốn từ các tầng lớp dân cư từ đó đa dạng hoá nguồn vốn của DN mình, đáp ứng tốt nhất cho các mục tiêu phát triển của DN trong tương lai.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng.

Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian sắp tới là rất lớn trong khi năm 2007 công ty mới tiến hành CPH, chưa thể ngay lập tức huy động được nguồn vốn chủ qua thị trường chứng khoán một cách hiệu quả. Như vậy, vốn nợ, đặc biệt là nợ vay từ các tổ chức tín dụng vẫn sẽ là nguồn vốn tài trợ chủ lực cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, theo kế hoạch công ty sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Bảo Minh Sài Gòn, nhờ đó sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, công ty vẫn rất cần sự tạo điều kiện của các ngân hàng thương mại để có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn nợ vay như một nguồn tài trợ chính.Do đó, các ngân hàng cũng cần có chế độ điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, thời hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w