Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2000 2001.

Một phần của tài liệu Vốn cố định (Trang 41 - 42)

Thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9.

2.2.3. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2000 2001.

Đà 9 năm 2000 - 2001.

2.2.3.1. Cơ cấu các nguồn tài trợ hình thành nguyên giá TSCĐ của Công ty.

Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp nhà nớc có t cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, đợc Tổng công ty giao vốn của Nhà nớc để quản lý và sử dụng phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đợc giao.

Theo quy chế tài chính của TCT ban hành theo QĐ số 288/TCT/HĐQT ngày 5/10/2001 thì ngoài số vốn Nhà nớc đợc TCT giao, Công ty có thể huy động vốn dới nhiều hình thức khác nhau, đợc chủ động đổi mới cơ cấu vốn và tài sản của Công ty theo yêu cầu kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty. Nguồn vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 đợc hình thành từ 4 nguồn chủ yếu: nguồn vốn Ngân sách Nhà nớc cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng và nguồn khác.

Theo kết quả tính toán ở Bảng 2 ta có những nhận xét sau:

- Vào thời điểm 31/12/2000, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 145.874.387.433đ, trong đó nguồn vốn chủ yếu để hình thành nên TSCĐ là từ nguồn

tín dụng (chủ yếu là vay dài hạn) chiếm tới 75,4%; nguồn vốn Ngân sách Nhà nớc chiếm 14,5%; nguồn vốn tự bổ sung là 6,93% còn lại là nguồn tài trợ khác chiếm 3,17% trong tổng nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty.

- Tính đến ngày 31/12/2001, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 214.579.936.988đ, tăng 68.700.549.555đ so với năm 2000, với tỷ lệ tăng tơng ứng là 47,1%. Trong đó, nguồn tài trợ chủ yếu để hình thành nên TSCĐ của Công ty vẫn là nguồn vốn tín dụng chiếm một tỷ lệ lớn tới 74,7% với số vốn tài trợ là 160.226.206.882đ; nguồn vốn Ngân sách Nhà nớc chiếm 13,3%; nguồn vốn tự bổ sung chiếm 6,62% và nguồn vốn khác tài trợ hình thành nên TSCĐ chiếm 5,38%.

Nh tính toán cho thấy, năm 2001 hầu hết tỷ trọng các nguồn tài trợ đều giảm hơn so với năm 2000 nhng tổng số vốn của từng nguồn tài trợ lại tăng đáng kể. Cụ thể: nguồn ngân sách cấp năm 2001 tăng 7.356.649.100đ với tỷ lệ tăng là +34,75 %so với năm 2000; nguồn vốn tín dụng tăng 50.253.430.333đ, tỷ lệ tăng là +45,7%; nguồn vốn tự bổ sung tăng 4.084.935.234đ, tỷ lệ tăng +40,41%. Chỉ có duy nhất tỷ trọng của nguồn tài trợ khác (nh nguồn vốn lu động) là tăng từ 3,17% năm 2000 lên 5,38% năm 2001, đồng thời số vốn của nguồn tài trợ này cũng tăng 7.005.534.888đ, với tỷ lệ tăng là 151,6%.

Có thể nói, trong cơ cấu các nguồn tài trợ của mình, Công ty Sông Đà 9 chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng để tài trợ hình thành nên TSCĐ. Việc sử dụng nhiều nguồn vốn này rất mạo hiểm. Tính cân đối giữa các nguồn tài trợ cha hợp lý, cha tận dụng triệt để vốn tự có, cha quan tâm đúng mức đến việc tính toán chi phí sử dụng vốn... Tuy nhiên, các nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu tham gia vào việc hình thành nên hai loại TSCĐ chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó là máy móc thiết bị và phơng tiện vận tải. Hai loại tài sản này đều chiếm trên dới 50% các nguồn tài trợ do đó cơ cấu tài trợ này lại rất hợp lý. Nhng việc đầu t này có mang lại hiệu quả hay không ta phải đánh giá một số mặt cụ thể.

Một phần của tài liệu Vốn cố định (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w