Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9.

Một phần của tài liệu Vốn cố định (Trang 29 - 35)

Thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9.

2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9.

2.1.3.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp nhà nớc dới hình thức sở hữu vốn nhà nớc hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp do đó nó hội tụ đầy đủ những đặc điểm riêng của ngành này nh: là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái tạo TSCĐ cho nền kinh tế, sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ; sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài; khối lợng thi công chủ yếu tiến hành ở ngoài trời. Do vậy quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lu động cao làm cho việc quản lý

quá trình xây lắp nói chung và đặc biệt là việc tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất thi công càng có những nét riêng biệt của nó.

Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là: san lấp, đào đắp, nạo vét bằng cơ giới; xây dựng công trình công cộng; làm đờng giao thông; xây dựng đờng dây, trạm biến thế và công trình thuỷ lợi; sản xuất cấu kiện bằng bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng; khai thác cát, đá, sỏi.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:

2.1.3.2. Tình hình tổ chức lao động.

Qua nhiều năm phấn đấu và trởng thành, Công ty Sông Đà 9 đã tạo nên một đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng lớn mạnh. Đến nay, Công ty đã có 340 cán bộ lãnh đạo khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó bao gồm 251 cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng thuộc các ngành nh: xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi, mỏ địa chất, giao thông, cơ khí, động lực, TCKT, luật... và 1148 công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ công việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công tác quản lý cán bộ đợc thực hiện chặt chẽ theo phân cấp quản lý của Công ty, của Tổng công ty, kiểm kê phê bình, tự phê bình theo quy định. Công ty th- ờng xuyên rà soát lực lợng dôi d, xem xét lại năng lực chuyên môn để bố trí, sắp xếp việc làm cho phù hợp, đồng thời Công ty cũng giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ cho ngời lao động nh: BHXH, BHYT...

Ký kết Hợp đồng kinh tế Chuẩn bị biện pháp thi công, NVL, nhân công Tổ chức tại công trình Các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị lán trại Duyệt quyết toán công trình Lệnh khởi công công trình Giao nhận công trình hoàn thành Thanh lý hợp đồng, bàn giao CT

Trong năm 2001, công ty đã chú trọng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, đã tiếp nhận thêm nhiều kỹ s, cử nhân và công nhân kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nhiều cán bộ kỹ s...; nâng bậc lơng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, công nhân. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng nh tinh thần của đa số cán bộ công nhân viên của Công ty.

2.1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất.

Là một doanh nghiệp Nhà nớc, Công ty Sông Đà 9 thực hiện việc tổ chức quản lý theo một cấp. Bộ máy quản lý của Công ty xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban và các chi nhánh, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty.

- Giám đốc Công ty: do Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà bổ nhiệm, chịu trách nhiệm diều hành chung mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trớc Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động của Công ty.

- Các Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực khác nhau và giúp Giám đốc Công ty trong từng lĩnh vực đó nh: Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, Phó Giám đốc phu trách đờng Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền nam và Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.

Các phòng ban chức năng gồm có:

- Phòng quản lý - kỹ thuật: giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành xe - máy, vật t, thiết bị cơ giới của các đơn vị.

- Ban quản lý dự án: giúp Giám đốc trong việc lập và quản lý các dự án đầu t xây dựng của Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: là một bộ phận chức năng giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện công tác hành chính, bảo vệ theo đúng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nớc, pháp luật và của Công ty. Phòng TCHC đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, đó là:

+ là cầu nối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dới, ngang cấp với chính quyền địa phơng.

+ Thực hiện các phơng án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh; tổ chức quản lý, tuyển dụng và điều phối nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo kỳ kinh doanh.

+ Quản lý nhà cửa và trang thiết bị của cơ quan.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách đối với ngời lao động trong Công ty.

- Phòng Tài chính Kế toán: là phòng nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác TCKT, thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ Công ty theo chế độ chính sách của Nhà nớc và Pháp luật về kinh tế, tài chính, tín dụng, điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nớc và những quy định cụ thể khác của Công ty, Tổng công ty về công tác quản lý tài chính.

- Phòng kinh tế kế hoạch: có chức năng là lập các ké hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất.

- Phòng thị trờng: có chức năng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng thị trờng về cung cũng nh cầu và tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho Công ty.

2.1.3.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán.

Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty đa dạng, trong đó hoạt động xây lắp là chủ yếu; không khép kín và không liên kết chặt chẽ (các xí nghiệp, chi nhánh phải đặt xa nhau và xa công trình) nên Công ty đã áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.

- Các chi nhánh và xí nghiệp tổ chức hạch toán độc lập. Công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh do ban kế toán tại chi nhánh, xí nghiệp đó thực hiện, định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu, lập báo cáo gửi về phòng TCKT của Công ty.

- Các xởng và đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Tại các đơn vị này các nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp chứng từ ghi chép ban đầu, cuối kỳ báo sổ lên phòng TCKT của Công ty.

Phòng TCKT của Công ty Sông Đà 9 gồm 7 ngời có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện việc tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc, theo dõi các khoản chi phí chung cho toàn Công ty và lập các báo cáo kế toán định kỳ.

1. Kế toán trởng: điều hành chung mọi công việc kế toán trong công ty.

- Giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán từ cơ quan công ty đến các đơn vị trực thuộc; tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ, nguồn vốn kinh doanh đảm bảo đúng chế độ và có hiệu quả; cân đối vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty; phổ biến, triển khai kịp thời và cụ thể hoá các văn bản, chế độ tài chính, kế toán của Nhà nớc, các quy định của Tổng công ty ban hành.

- Tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch tổng hợp tài chính, tín dụng, tiền mặt của công ty hàng tháng, quý, năm và tổ chức giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo kịp thời. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thờng xuyên tình hình thực hiện kế hoạch đợc giao; tổ chức công tác kiểm tra công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc, của công ty hàng tháng, quý, năm.

- Chịu trách nhiệm trớc Giám đốc công ty, Kế toán trởng TCT về công tác tài chính kế toán của Công ty.

2. Phó Kế toán trởng: phụ trách kế toán tổng hợp số liệu báo cáo toàn Công ty và trợ giúp kế toán trởng; tổ chức chỉ đạo công tác lập, duyệt, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán để cập nhật hàng ngày; tổ chức lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty, đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức chỉ đạo, lập kế hoạch kiểm tra báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm theo quy định của Tổng công ty theo đúng tiến độ, chính xác; kiểm tra theo dõi công tác ký kết, thực hiện và công tác thanh lý hợp đồng kinh tế đảm bảo đúng Pháp lệnh HĐKT.

- Chịu trách nhiệm trớc Kế toán trởng, Giám đốc Công ty về tính chính xác, tính pháp lý, kịp thời thuộc lĩnh vực đợc phân công.

3. Kế toán tổng hợp: kế toán tổng hợp của toàn Công ty, kế toán Ngân hàng; tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm ; tập hợp số liệu lập các báo cáo nhanh, định kỳ của Tổng Công ty.

4. Kế toán theo dõi nhật ký chung: hàng ngày căn cứ chứng từ kế toán nhận từ các kế toán viên, phụ trách kế toán, sau khi đã kiểm tra việc xử lý hoàn thiện chứng từ của kế toán viên tiến hành phân loại định khoản kế toán; kế toán tiền mặt.

5. Kế toán thuế và theo dõi công nợ:

- Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi tạm ứng, thanh quyết toán nội bộ Công ty; kế toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách (kê khai thuế, quyết toán thuế, quyết toán BHXH...).

- Tổ chức công tác quản lý vật t, tài sản; việc sử dụng và quyết toán vật t, phụ tùng hàng tháng, từ đó có kiến nghị biện pháp nhằm khắc phục những sơ hở trong công tác quản lý vật t, tài sản của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

6. Kế toán TSCĐ, vật t và các khoản phải thu: theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ; tình hình nhập xuất vật t, công cụ, dụng cụ; tính toán các khoản nộp cho Tổng công ty, các khoản thu cho các đơn vị trực thuộc...

Ngoài ra, các kế toán viên cũng tham gia công tác tổng hợp, quyết toán tháng, quý, năm của toàn Công ty dới sự chỉ đạo của phó kế toán trởng; chịu trách nhiệm trớc kế toán trởng, Giám đốc Công ty về tính chính xác, tính pháp lý, kịp thời của lĩnh vực đợc phân công.

7. Thuỷ quỹ: căn cứ phiếu thu - chi đã đợc Giám đốc, Kế toán trởng ký làm thủ tục chi tiền; cuối ngày tổng hợp phiếu thu - chi lập bảng kê giao cho kế toán NKC ghi sổ, sau đó chốt sổ quỹ, kiểm kê quỹ...

Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sông Đà 9

Kế toán trởng Phó kế toán trởng Kế toán tổng hợp Kế toán thuế và theo dõi công nợ Kế toán TSCĐ và các khoản phải thu Thủ quỹ Kế toán theo dõi NKC

Một phần của tài liệu Vốn cố định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w