7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a, )
3.2.2. Mặt mạnh và mặt yếu của công ty trong phạm vi kinh doanh
+ Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long là một trong những đơn vị đầu tiên tổ
chức mô hình du lịch sinh thái cho khách du lịch tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc dù điều kiện cơ sở hạ tầng vào những năm 80 còn yếu kém như đường xá còn kém chất lượng, sự trở ngại của phà Mỹ Thuận nhưng đó lại là lợi thế để du lịch Vĩnh Long phát triển. Cùng với Tiền Giang thì du lịch sinh thái Vĩnh Long nói chung và thương hiệu du lịch Cửu Long sớm được các đối tác biết
đến thể hiện qua chương trình MeKong Delta. Đặc biệt là sự kiện công ty Cổ
phần Du lịch Cửu Long là đơn vịđầu tiên tổ chức chương trình du lịch Homestay vào những năm 1988-1989 cho khách du lịch là người Thụy Sĩ. Sự thành công của chương trình này đã tạo tiếng vang lớn cho công ty và đặc biệt là tạo nên thương hiệu du lịch sinh thái của công ty.
+ Có sự phối hợp tốt và hỗ trợ của các ngành chức năng, công an, cơ quan quản lý nhà nước, ủy ban vì trước đây công ty là một doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, phát triển du lịch sinh thái là mục tiêu kinh tế của tỉnh nên rất được sự
quan tâm và giúp đỡ của các ban ngành trong giải quyết khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Là đơn vị kinh doanh du lịch đi tiên phong nên có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường, có lợi thế cạnh tranh cao vì là doanh nghiệp nhà nước được nhiều người biết đến.
+ Nguồn nhân lực có kinh nghiệm, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên với số lượng hướng dẫn viên chính thức và công tác viên trên 30 người. Nhân viên của công ty đều được công ty cho tham gia các khóa huấn luyện về trình độ
chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ.
+ Các sản phẩm du lịch hiện nay của công ty đang theo xu hướng chung hướng về sinh thái và môi trường, công ty tạo được sự khác biệt về sản phẩm du lịch của mình so với các công ty du lịch khác trong vùng, thể hiện qua tour du lịch Homestay. Đây tour được đánh giá là một trong những tour đặc sắc nhất của công ty nói riêng và Vĩnh Long nói chung.
3.2.2.2. Mặt yếu
+ Bộ máy tổ chức còn còng kềnh, nặng nề do ảnh hưởng của cơ cấu của một doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến sự yếu kém về cạnh tranh do thiếu sự linh hoạt trong hoạt động, chậm nắm bắt được cơ hội thị trường.
+ Khả năng tài chính của công ty còn yếu, điều kiện thu nhập còn thấp, ảnh hưởng của chính sách thu nhập cũ là một trong những nguyên nhân làm cho khả
năng cạnh tranh của công ty còn hạn chế.
+ Trang web được xây dựng nhưng thông tin cung cấp chưa đầy đủ không thểđáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng.
+ Chưa đáp ứng được yêu cầu về quảng cáo sản phẩm trực tiếp đến khách hàng nên lượng khách hàng chủ yếu là qua trung gian từ các công ty lữ hành thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chưa tìm ra được sản phẩm mới, sản phẩm du lịch sinh thái của công ty chủ yếu là nâng cấp và đánh bóng lên là chính. Chẳng hạn như: tour du lịch sinh thái trước đây nay được công ty chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, cùng với các chủđiểm du lịch đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, đồng thời thay thế hay gạt bỏ những yếu tố không cần thiết để phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách du lịch.
+ Bị các hãng lữ hành lớn lấn lướt trong đàm phán về giá cả.
+ Đa số tour du lịch sinh thái của công ty chịu sự chi phối từ các hãng lữ
hành thành phố về thời gian, nên một tour sinh thái của công ty được xem là đặc sắc nhất nhưng không chủđộng được thời gian nên làm giảm đi yếu tố thú vị và
đặc thù của nó.
+ Nhiều hãng lữ hành cùng hoạt động trên địa bàn làm cho chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng bộ tạo ấn tượng không tốt cho khách du lịch nên uy tín của công ty cũng bịảnh hưởng.
+ Bị các đối thủ cạnh tranh hạ giá, sử dụng chính sách giá mềm.
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển du lịch Vĩnh Long: 3.2.3.1.Thuận lợi:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế diễn ra thì có nhiều cơ hội cho hoạt động của ngành du lịch nói chung và kéo theo cả vùng khác trong nước và trong đó có Vĩnh Long. Nằm trên
tuyến giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A nối kết giữa thành phố Hồ CHí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ; đường sông nằm giữa hai nhánh của sông Mêkông là sông Tiền và sông Hậu là điểm nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Nam và cảđi Campuchia. Đây là thuận lợi để Vĩnh Long phát triển tiềm năng du lịch của mình.
Cụ thể có những thuận lợi sau:
+ Xu hướng của ngành du lịch thế giới đang hướng vào loại dình du lịch sinh thái và xem đây là loại hình tiêu điểm của tương lai trong khi Vĩnh Long lại có lợi thế này.
+ Hướng phát triển của ngành cũng như các chính sách hỗ trợ về mặt thủ
tục của ngành du lịch làm cho hoạt động du lịch trong và ngoài nước nhanh hơn và ít tốn kém hơn.
+ Số lượng khách du lịch dến Vĩnh Long ngày càng tăng. Đặc biệt năm 2010, Vĩnh Long đăng cai tổ chức sự kiên MêKông Festival nên lượng du khách
đến Vĩnh Long đầy hứa hẹn.
+ Là loại hình được xác định là lợi thế của vùng, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh và của các ngành liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển. + Khí hậu mát mẻ, trong lành, nhân dân giữ được nét đặc trưng cởi mở, hiền hòa chân chất tạo ấn tượng an bình thân thiết đối với du khách.
+ Sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự luôn được giữ vững, phục vụ du khách tuyệt đối an toàn. Được các hãng lữ hành, du khách đánh giá cao là điểm du lịch an bình, thân thiện đã tạo niềm tin cho du khách khi đến với Vĩnh Long.
3.2.3.2. Khó khăn:
+ Khách du lịch ngày càng trở nên khó tính, đòi hỏi ngày càng cao, kinh nghiệm du lịch cũng cao.
+ Nhiều điểm du lịch có vị trí không thuận lợi và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nơi đến.
+ Hoạt động du lịch sinh thái có xu hướng chạy theo lợi nhuận ngày càng tăng mà ít chú ý đến các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường.
+ Có hình thức cạnh tranh không lành mạnh, sự dễ dàng tham gia, không phức tạp và được khuyến khích từ nhà nước nên ngành du lịch của các tỉnh khác
hay lân cận có thể dễ dàng tham gia tạo nên môi trường cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng lớn.
+ Hoạt động du lịch sinh thái giàn đều trên các tỉnh ĐBSCL làm cho sản phẩm du lịch dễ bị trùng lấp giữa các tỉnh, khó tìm ra sự khác biệt.
+ Do đặc tính của sản phẩm du lịch và điều kiện tự nhiên tại vùng ĐBSCL nên loại hình du lịch sinh thái dễ bị bắt chước từ các món ăn, kiểu dáng về
phương tiện vận chuyển (tàu, ghe) và nội dung các dịch vụ.
+ Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đầu tưđồng bộ: các cơ sở lưu trú, điểm tham quan du lịch,…các cơ sở có quy mô nhỏ, sản xuất còn ít và thô sơ chưa đầu tư cải tiến, đổi mới, chưa tạo tính đa dạng sản phẩm nên giảm khả năng thu hút khách.
+ Thiếu đầu tư nước ngoài và trong nước về du lịch nên chưa mở rộng đầu tư sản phẩm với quy mô lớn, chưa mở rộng đầu mối thu hút khách nên nguồn khách chưa thật sựổn định.
+ Các loại hình văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách còn hạn chế về loại hình nghệ thuật, các lễ hội địa phương phục vụ du khách chưa thực hiện được nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu du lịch.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI TOUR DU LỊCH SINH THÁI CỦA CÔNG TY
4.1. NHU CẦU XÃ HỘI VỀ DU LỊCH SINH THÁI HIỆN TẠI VÀ TRONG TƯƠNG LAI
Hiện tại loại hình du lịch sinh thái ngày càng phát triển mạnh thu hút một số đối tượng khách trên thế giới. Khoa học ngày càng tiến bộ, đời sống con nguời ngày càng nâng cao, máy móc dần dần thay thế con người trong lao động và trong sản xuất, điều này làm cho con người ngày càng chuyên môn hóa trong công việc, thao tác được xác lập theo một quy trình khoa học không được thừa, không được thiếu làm cho con người ngày càng xơ cứng trong công việc của mình. Con người mất dần đi sự hưng phấn trong công việc và chỉ làm như một cái máy với các động tác lập đi lập lại, đơn điệu và buồn tẻ, không gian sống của con người ngày càng thu hẹp, gò bó trong bốn bức tường với các trang thiết bị
tiện nghi. Những điều trên dễ làm cho con người bị stress nhất là ở những nước công nghiệp nên con người đang có khát vọng trở về với thiên nhiên xanh và sạch. Do đó các chương trình du lịch sinh thái đã đáp ứng khát vọng của con người trong hiện tại cũng như trong tương lai – trở về với tự nhiên.
Trong xu thế đó Việt Nam đã trở thành điểm đến của du khách nhờ vào bờ
biển đẹp, cảnh rừng núi hoang sơ, các thảm thực vật phong phú của rừng mưa nhiệt đới, các công trình kiến trúc cổ đậm nét phương đông của các đình, chùa miếu, cung điện, lăng tẩm. Du khách đến Việt Nam ngày càng đông, Vĩnh Long cũng thừa hưởng điều này nhờ vào sụ trù phú của Đồng Bằng Sông Cửu Long với nền văn minh sông nước miệt vườn của Miền Tây nam Bộ. Đối với du khách nội địa sự chuyển đổi tầm nhìn cũng rất quan trọng. Người ở đồng bằng thí thích biển và núi, người ở núi thì thích ngắm cảnh đồng bằng. Nhu cầu đi đây đó đối với người Việt Nam của chúng ta rất quan trọng.
Nắm bắt được xu thế và để thõa mãn yêu cầu của du khách nước ngoài cũng như nội địa Công ty Du lịch Cửu Long đã từng bước tổ chức và phát triển các loại hình du lịch tham quan sông nước miệt vườn tại Vĩnh Long, tạo điều kiện
cho du khách vừa thư giản vừa tìm hiểu và cùng sống chung với người nông dân miệt vườn Vĩnh Long qua các chương trình du lịch sinh thái miệt vườn.
4.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI VĨNH LONG 4.2.1. Sự hài lòng về các điểm tham quan tại Vĩnh Long của du khách
Sản phẩm du lịch không như các sản phẩm thông thường khác, nếu như các sản phẩm khác có thể dùng các chỉ số chất lượng để đo lường thì sản phẩm du lịch chỉ có thểđo lường thông qua người trực tiếp sử dụng sản phẩm và không ai khác hơn đó là khách du lịch. Vì vậy để đánh giá một điểm tham quan du lịch hiện có hấp dẫn, có tốt hay không ta sử dụng hình thức phỏng vấn khách du lịch khi họđến điểm này.
Sau khi thu thập và xử lý số liệu về sự hài lòng của du khách đối với các
điểm tham quan ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3: Sự hài lòng của du khách đối với các điểm tham quan trong tour
Loại khách Mức độ hài lòng vềđiểm tham quan Tổng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Khách nội địa 0 66.7 33.3 100
Khách quốc tế 2.2 54.3 43.5 100
Tổng 1.8 56.4 41.8 100
(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)
Từ bảng trên ta thấy, trong tổng số mẫu phân tích có đến 98,2% khách cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về các điểm tham quan tại Vĩnh Long, chỉ có 1,8% khách đánh giá bình thường, không có khách cảm thấy không hài lòng.
+ Đối với khách quốc tế: tỷ lệ đánh giá trung bình là 2,2%, hài lòng là 54,3%, rất hài lòng 43,5%.
+ Đối với khách nội địa: có 66,7% là đánh giá hài lòng và 33,3% đánh giá là rất hài lòng.
Kết quả phân tích trên cho ta thấy được sự đánh giá về các điểm tham quan tại Vĩnh Long mà công ty đã chọn làm điểm dừng cho khách du lịch là tốt. Vì đa số khách đều hài lòng và rất hài lòng đối với các điểm tham quan này. Để có
được điều này, cho thấy công ty rất chú trọng trong công tác lựa chọn các điểm
Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ quay lại của du khách 80%
20%
có không
đến trong quá trình thiết kế tour, song song đó phần nào phản ánh được du lịch sinh thái Vĩnh Long đang tạo cái nhìn tốt đối với du khách trong và ngoài nước.
4.2.2. Mức độ quay lại của du khách
Mức độ quay lại các điểm du lịch được coi là một chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch vì khi khách cảm thấy thích thú với các điểm tham quan này nên mới đến đây một lần nữa. Lẽ đương nhiên đây cũng là tiêu chí quan trọng để nhận xét về du lịch sinh thái Vĩnh Long.
Bằng phương pháp phân tích bảng chéo ta có giá trị Sig = 0,67 >α =0,05 nên không có mối quan hệ giữa loại khách và mức độ quay lại của du khách (bảng 22, phần phụ lục), từ bảng kết quả tóm tắt theo phương pháp tần số ta có biểu đồ sau:
(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)
Nhìn chung, trong tổng số mẫu quan sát được thì có 80% là số du khách sẽ
quay lại Vĩnh Long tham quan và 20% sẽ không quay lại. Từ tỷ lệđó ta có thể rút ra một số kết luận sau:
+ Thứ nhất: các điểm đến trong tour thật sự hấp dẫn và tạo được tình cảm tốt trong lòng du khách.
+ Thứ hai:du lịch sinh thái Vĩnh Long đáp ứng được phần nào nhu cầu “du lịch xanh” của khách du lịch.
+ Thứ ba: du khách được phỏng vấn hầu hết là lần đầu tiên đến Vĩnh Long cũng như đến với Đồng bằng sông Cửu Long nên môi trường tại đây hoàn toàn khác với nơi họ sinh sống nên tạo một cảm giác thích thú cho sự quay lại,…
Bên cạnh đó theo kết quả thu thập được thì chỉ có 20% trong tổng số mẫu quan sát là du khách sẽ không quay lại Vĩnh Long tham quan. Tuy tỷ lệ này
không lớn lắm nhưng so với thực tế tổng số mẫu quan sát được thì đã có hơn 80% là số du khách lần đầu tiên đến Vĩnh Long . Từ so sánh, ta thấy đó là một vấn đề cho hoạt động du lịch của công ty, có phải chăng là chất lượng phục vụ
của công ty chưa thật sự tốt hay là do sở thích của khách du lịch là không muốn tham quan 1 nơi 2 lần? Chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đền này trong phần phân tích tiếp theo.
4.2.3. Mức độ quảng bá của khách du lịch về du lịch Vĩnh Long.
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhận biết nhận xét của du khách như thế nào đối với du lịch sinh thái Vĩnh Long và nó đóng vai trò to lớn trong việc quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái Vĩnh Long, gián tiếp quảng bá cho công ty CPDL Cửu Long. Kết quả phân tích tần số như sau :
Bảng 4 : Mức độ quảng bá của du khách về du lịch Vĩnh Long
Sự giới thiệu Không Có
Mức độ 0 100
(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)
Từ bảng trên cho ta thấy du lịch sinh thái Vĩnh Long đã thực sự để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách với mức độ giới thiệu 100% về du lịch Vĩnh Long cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân của họ. Đây là một điều đáng mừng cho du lịch Vĩnh Long nói chung và công ty du lịch Cửu Long nói riêng. Và thực tế cho ta thấy thì mức độ tin cậy của sự giới thiệu từ bạn bè, người thân là rất cao trong