Định hướng phát triển của ngành du lịch AnGiang

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang (Trang 80 - 81)

- Định hướng chung:

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, có khả

năng đóng góp vào GDP rất lớn cho nền kinh tế, nên trong định hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2010, tỉnh đã xác định phát triển du lịch trở

thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có vềđiều kiện tự nhiên, môi truờng sinh thái và những truyền thống văn hóa lịch sử. Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất, đồng thời tăng cường hoạt động lữ hành để tăng giá trị cho ngành du lịch. Chú trọng

đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững.

- Trên cơ sở định hướng chung, tỉnh đã đề ra những định hướng cụ thể để phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài:

- Phát triển du lich phải dựa trên quan điểm bền vững, phải dựa trên quan

điểm bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, môi trường bền vững gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân địa phương.

- Phát triển du lịch phải chú trọng việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các di tích văn hoá - lịch sử và nguồn tài nguyên du lịch.

- Phát triển phải dựa trên các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo, đặc thù của địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc (Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm), đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các lễ hội. Đặc biệt, phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại từ bên ngoài.

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ

với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển du lịch phải đóng góp tích cực vào GDP của tỉnh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riênng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)