Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang (Trang 38 - 40)

a) Các di tích lịch sử - văn hóa

An Giang là mảnh đất có lịch sử kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Các khu du lịch của An Giang gắn liền với truyền thống văn hoá, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền.

- Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng, thị xã Long Xuyên. Bao bọc bởi dòng sông Hậu, khí hậu mát mẻ với các vườn cây ăn trái quanh năm. Khu lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn là di tích được Bộ Văn hoá công nhận.

- Nhà Bảo tàng tại đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên. Bao gồm 3 khu trưng bày: Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn, nền Văn hoá óc Eo và công cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

- Khu du lịch Châu Đốc Núi Sam rất quen thuộc với nhân dân mọi miền

đất nước, mang nhiều sắc thái tín ngưỡng, lịch sử và nghệ thuật độc đáo, không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam bộ. Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, di tích Chùa Hang, đình Châu Phú là cụm di tích được Bộ Văn Hóa công nhận.

- Di Tích Lịch Sử Quản Cơ Trần Văn Thành; Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh - người đã có công khai phá vùng đất phía Nam và lập ra bộ máy hành chính đầu tiên ở vùng đất phương Nam; Đồi Tức Dụp với tên gọi “Ngọn đồi hai triệu đô la” là chiến trường ác liệt từng hứng chịu hàng ngàn lượt bơm pháo của giặc ngoại xâm. Di tích này được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử.

- Di tích Hoà Thành Cổ Tự là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ

thuật được Bộ công nhận tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên. Du khách có thể

- Di tích được công nhận tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội ác của Khơmer đỏ đối với nhân dân biên giới: Nhà Mồ Ba Chúc (trưng bày gần 1.000 bộ xương người bị giết tập trung), Chùa Tam Bửu, miếu An Định (Chùa Phi Lai). Ngoài ra, Tri Tôn còn có Chùa Xà Tón được xây dựng gần 200 năm là di tích kiến trúc nghệ thuật mang sắc thái riêng của dân tộc Khơmer được Bộ

Văn hoá công nhận.

- Khu di tích khảo cổ nền văn minh óc Eo của dân tộc Phù Nam tại huyện Thoại Sơn cách thị xã Long Xuyên 40 km. Ngoài ra, huyện còn có Di tích hai bia

đá và Tượng Phật 4 tay. Trong đó, tượng Phật 4 tay là di tích kiến trúc nghệ thuật và Bia Thoại Sơn là di tích lịch sử.

b) Các lễ hội

Du lịch An Giang còn hấp dẫn du khách ở các lễ hội văn hóa dân tộc từng bước được nâng cấp như: Lễ hội Đức cố Quản (Châu Phú): 21, 22, 23 tháng 2 âm lịch; Lễ hội Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc): 23, 24, 25 tháng 4 âm lịch; Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (Châu Đốc): 23 đến 27 tháng 4 âm lịch; Tết Chol ChNam Thmay của dân tộc Khơmer: 12 đến 15 tháng 4 âm lịch; Lễ hội di tích bia Thoại Sơn: ngày 1 tháng 4 âm lịch; Lễ TisadBochia - Chùa Xà Tón (lễ nhớ ơn Phật): 15 tháng 4 âm lịch; Lễ hội chùa Giồng Thành: 19 tháng 5 âm lịch; Lễ Romadol của

đồng bào Chăm: tháng 5 âm lịch; Lễ Hạ di (phong thánh) của đồng bào Chăm: tháng 5 âm lịch; Lễ Roya của đồng bào Chăm: tháng 9 lịch Hồi giáo; Lễ Dolta (lễ

cúng ông bà của đồng bào Khơmer): 9 tháng 10 âm lịch; Kỷ niệm này sinh Bác Tôn: 20 tháng 8 âm lịch; Hội đền nguyễn Trung Trực: 18 đến ngày 19 tháng 10 âm lịch; Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji): 7 đến 10 tháng 12 (hôdi lịch); Lễ Hội Đua Bò Của Dân Tộc Khmer: Vào lễ Đôn Ta (lễ cúng ông bà), ngày cuối cùng của tháng 10 âm lịch của Khmer. Và những ngày này nhân dân khắp nơi tụ về rất đông, các nghi thức được tiến hành rất trọng thể.

c) Các làng nghề thủ công truyền thống

Theo báo cáo của Sở Công nghiệp An Giang, toàn tỉnh hiện có 28 làng nghề (phụ lục2, bảng1) và 16 địa bàn có nghề thủ công, với 6.246 hộ tham gia sản xuất, giải quyết việc làm cho 26.756 lao động, có giá trị sản xuất trên 250 tỷ đồng, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình khoảng 30 tỷ đồng/năm. An Giang có các nghề thủ công truyền thống như: Tịnh Biên có làng

nghề dệt thổ cẩm Khơ-me Văn Giáo, Chợ Mới có làng nghề mộc Chợ Thủ, Mỹ

Luông, Tấn Mỹ; Tân Châu có làng nghề tơ lụa, làng nghề thổ cẩm Chăm ở Châu Phong; làng nghề rèn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) với trên 107 năm tuổi; Châu Đốc có làng nghề chế biến mắm rất nổi tiếng và được du khách ưa chuộng…Ðặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè là đặc trưng của vùng sông nước.

Tại thành phố Long Xuyên có ba làng nghề nổi tiếng đó là: Làng nghề se nhang được lưu truyền từ 60 năm nay, làng nghề làm bánh tráng cũng đã có 55 năm và nghề làm lưỡi câu đã trải qua hơn 65 năm. Ngoài ra, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ rất đặc sắc như tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, hàng mỹ nghệ tre bông của cơ sở Viễn Thành, tranh từ hoa cỏ của cơ sở Hoàng Cung, điêu khắc gỗ của cơ sở Tây Sơn, mộc mỹ nghệ Hồng Mỹ, sản phẩm nội thất từ lục bình của cơ sở Hoàng Yến, các sản phẩm thêu rua của hợp tác xã Kim Chi v.v… Tất cả hợp thành một bức tranh

đa sắc màu và đã tạo thành điểm nhấn trong du lịch An Giang.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)