Tài Nguyên DuL ịch Nhân Văn

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa ở tp Hồ Chí Minh (Trang 41 - 47)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.2.2. Tài Nguyên DuL ịch Nhân Văn

Khi đến với Cần Thơ, có một đặc điểm sẽ làm cho du khách chú ý đó chính là sự đan xen hài hòa giữa những công trình kiến trúc của người Việt, Khmer, Hoa. Có thể nói, thành phố này là một tập hợp của nhiều sắc thái văn hóa, trong đó mỗi di tích lịch sử hay công trình kiến trúc đều đã góp vào quần thể

một dáng vẻ rất riêng của mình. Nét độc đáo trong cấu trúc xóm làng và cả kiến trúc nhà ở đã phần nào nói lên lối sống, tập quán và cả những suy nghĩ của người dân Nam Bộ xưa và nay.

Di tích lịch sử - nhân văn cùng những lễ hội của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và công trình kiến trúc được xem là các “giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể”, chúng phản ánh các giai đoạn, hay thời kì lịch sử mà con người miền đất đó

đã trải qua. Chính điều này đã tô điểm thêm cho bức tranh thiên nhiên kì vĩ của vùng đất Tây Đô. Từ đó tạo nên sức thu hút đến kì lạ đối với du khách từ khắp mọi miền.

3.2.2.2. Các làng nghề.

Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể. Các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một

đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách

Các làng nghề thủ công của người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang khẳng định vị trí của mình trong thị trường du lịch vốn ngày càng sôi động. Với đặc điểm là vùng sông nước, các làng nghề ở Cần Thơ đã góp phần rất lớn vào việc phản ánh cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của người dân. Một nền “văn minh sông nước” được tái hiện ở các làng nghề như: xóm lọp Dì Tho (xã Thới Long, quận Ô Môn) chuyên về nghề làm Lọp (một dụng cụ dùng để bắt cá, rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long); hay xóm lưới Thơm Rơm tất bật với công việc đan lưới chuẩn bị cho mùa nước nổi hàng năm. Bên cạnh đó, do đặc

điểm địa hình nhiều kênh rạch nên việc di chuyển đi lại của cư dân chủ yếu bằng ghe, xuồng hoặc tàu lớn. Chính vì vậy việc ra đời các làng nghề chuyên đóng ghe, dầm chèo… là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người. Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống làng nghềở Cần Thơ ngày càng thu hút nhiều du khách với các làng hoa (làng hoa Thới Nhựt, vườn Lan..) hay với các làng nghề tập trung ở Ô Môn – Thốt Nốt: lò hột vịt lộn, làng làm bánh tráng, xóm lợp Dì Thoa, xóm chằm lá Thới Long, xóm đắp lò trấu bằng đất sét, trại đóng ghe, lò đường thủ công, làng cá bè, lò nấu cồn, làng đan thúng…

3.2.2.3. Văn hóa – lễ hội. Điểm du lịch lễ hội

- Lễ Kỳ Yên – Đình Bình Thủy - Lễ hội Chùa Ông

- Lễ hội dân tộc Khơme

- Chợ hoa xuân bến Ninh Kiều - Lễ Dâng hương đền thờ Bác Hồ

Lễ hội là một phần quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của con người Việt Nam. Tùy thuộc vào lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và tín ngưỡng mà mỗi vùng miền có một vài lễ

hội đặc trưng, thể hiện sâu sắc phong tục tập quán và lối sống của người dân địa phương. Do sự tác động của những điều kiện lịch sử, kinh tế mà lễ hội cổ truyền của cư dân vùng

ĐBSCL có một số nét khác biệt. Nó vừa kế

thừa di sản tinh thần văn hóa lâu đời của dân tộc, vừa tiếp nhận cái mới, cải biên cái cũ cho phù hợp với thực tế địa phương. Lễ hội ở Nam Bộ nói chung và ở Cần Thơ nói riêng, có giản đơn hơn nhưng vẫn tập trung tưởng nhớ các tiền nhân khai phá, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, mặc dù cái cốt lõi của nó vẫn là thờ thần Bổn Cảnh Thần Hoàng – vị thần phù hộ dân làng được ấm no hạnh phúc.

Ở Cần Thơ, các lễ Kỳ Yên (Kỳ Yên Thượng Điền và Kỳ Yên Hạ Điền)

được tổ chức hàng năm tại các Đình, đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người, chúng gắn liền với cuộc sống của một nền “văn minh lúa nước” từ bao đời nay. Nếu lễ được tổ chức vào mùa xuân thì mang ý nghĩa cầu cho mùa vụ sau được sung mãn. Nếu được tổ chức vào mùa thu mang ý nghĩa thu hoạch xong nên tạ ơn. Nếu tổ chức vào mùa đông thì mang ý nghĩa trọn năm thành công nên đáp tạ. Như vậy, lễ Kỳ Yên tuy là dâng lễ vật cúng tế Thần Thánh nhưng thật sự cũng có nguồn gốc từ lễ nghi Nông nghiệp. Ngoài ra, Kỳ Yên còn là dịp để dân làng gặp mặt yến ẩm vui chơi. Thế nên Kỳ Yên còn mang ý nghĩa giỗ hội của một làng.

3.2.3. Cơ sở du lịch.

3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

a/ Hệ thống giao thông.

- Đường bộ: Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh như quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang; quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang. Đặc biệt, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, thành phố Cần Thơ có điều kiện giao thông thuận tiện với các tỉnh ĐBSCL

- Đường thủy: TP Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thểđi các nước và đến thành phố Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư, là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.

- Đường không: Thành phố Cần Thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp và mở rộng để trở thành sân bay quốc tế.

- Cảng: Thành phố Cần Thơ có 2 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng: Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng Cần Thơ hiện nay là cảng lớn nhất ĐBSCL, có diện tích 16ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm. Cảng Cái Cui: Đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

b/ Hệ thống điện , nước, viễn thông.

- Điện: Thành phố Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng nhà máy nhiệt

điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200MW.

- Nước: Thành phố Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000m3/ngày đêm, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000m3/ngày đêm.

- Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ hiện

đại, gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủđiều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.

c/ Truyền thông

Hiện tại TP Cần Thơ có một số kênh truyền thông, phát sóng trong liên tục 24 giờ , 7 ngày/tuần, bao gồm:

• Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ .

• CVTV - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. • Truyền hình cáp Tây Đô (Tây Đô CaTV).

• Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home): đây là dịch vụ của Trung tâm truyền hình cáp Đài Truyền hình Việt Nam.

• Đài Phát thanh thành phố Cần Thơ. • Các đài truyền thanh ở các quận, huyện

d/ Hệ thống tài chính – ngân hàng, bảo hiểm.

Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sựđầu tư và hợp tác quốc tế. Hệ

thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán trong nước và nước ngoài hoạt động hiệu quả và đồng bộ. Các ngân hàng hiện đang hoạt động gồm có Vietcombank, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, văn phòng ANZ...; các chi nhánh bảo hiểm Prudential, Bảo Việt...

3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.

a/ Hệ thống khách sạn.

Hiện nay, trên địa bàn Tp. Cần Thơ có tất cả 137 khách sạn, 03 nhà nghỉ

và 01 căn hộ kinh doanh du lịch, với tổng số 3388 phòng và 5501 giường. Trong

đó cụ thể như sau:

+ 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao. + 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch. + 35 khách sạn chưa xếp hạng.

Hai khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao là:

+ Khách sạn Victoria (khu bãi cát cồn Cái Khế) với 92 phòng và 125 giường.

+ Khách sạn Golf (02 Hai Bà trưng, Quận Ninh Kiều) với 101 phòng và 202 giường. (Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)

b/ Doanh nghiệp lữ hành – VP chi nhánh.

Hiện nay TP. Cần Thơ có khoảng 18 công ty hoạt động lữ hành và một văn phòng chi nhánh Viettravel. Trong đó các đơn vị chủ quản gồm :

- 2 Doanh nghiệp nhà nước - 1 Doanh nghiệp tư nhân - 1 công ty đa nghành (Cataco) - 1 công ty du lịch Cần Thơ - 13 công ty TNHH

Do đặc thù phát triển chủ yếu du lịch sông nước miệt vườn nên các doanh nghiệp tập trung phát triển các phương tiện vận chuyển đường thuỷ, còn phương tiện vận chuyển đường bộ chủ yếu do nhân dân tự trang bị và liên kết với các doanh nghiệp để khai thác du lịch.

Còn về tàu, đò đưa đón khách hiện nay tuy đảm bảo theo qui định của ngành giao thông, nhưng hình thức còn chưa đặc trưng, giản đơn và chỉ thực hiện các tuyến ngắn, chưa có những chiếc thuyền lớn phục vụ du thuyền trên sông. Hiện nay trên địa bàn TP. Cần Thơ có :

- 38 tàu chở từ 15 - 40 khách (của Trung Tâm Dịch Vụ Lữ Hành Cần Thơ) - 3 thuyền -1 lớn+2 nhỏ (của VP ĐD Cty Xuyên MeKong )

- 3 Cano+3 thuyền cây (của Công ty Du Lịch Sao Việt )

- 8 thuyền -6 nhỏ+2 lớn (của Du Lịch Lữ Hành-Vận Chuyển Tư Trang) - 1 du thuyền (của TTDL Lữ Hành CATACO)

- 1 tàu lớn (của Công ty tàu khách du lịch Vinashin) - 1 thuyền + 2 tàu (30 khách) (của Làng DL Mỹ Khánh)

Ngoài ra còn khoảng trên 200 đò đưa rước của khu du lịch và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. (Nguồn: Sở du lịch Tp.Cần Thơ)

c/ Các trung tâm thương mại.

- Metro Hưng Lợi Cần Thơ: QL 91B – P. Hưng Lợi – TP. Cần Thơ. - Siêu thị Maximark: Số 02 Hùng Vương – TP. Cần Thơ.

- Siêu thị Citimark: Số 51 Nguyễn Trãi – TP. Cần Thơ.

- Trung tâm Thương mại Vinatex: Số 42 Đường 30/4 – TP. Cần Thơ.

- Trung tâm thương mại Cái Khế : Số 1 đường Trần Văn Khéo – Tp. Cần Thơ.

d/ Khu vui chơi giải trí.

- Công viên nước – P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. - Công viên Lưu Hữu Phước – Đường 30/4 – TP. Cần Thơ. - Công viên Văn Hóa Miền Tây – Đường CMT8 – TP. Cần Thơ. - Kayak (Canô kéo) – Khách sạn Victoria tổ chức.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa ở tp Hồ Chí Minh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)