TỔNG QUAN VỀ TP.CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa ở tp Hồ Chí Minh (Trang 36 - 41)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1. TỔNG QUAN VỀ TP.CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ nằm trên bờ phải phía tây sông Hậu và nằm ngay trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ giáp với 5 tỉnh, trong đó: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía

Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2, Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ

Mêkông với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn…Các tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91.

3.1.2. Lịch sử hình thành Tp.Cần Thơ

Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷđầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sửđặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài.

Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng

đất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những

được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai-Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên).

Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn, lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từđó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộđất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự

xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ

Việt Nam.

Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa. Từ 1753, được sự đồng tình của

Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang.

Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của lịch sử nước nhà, Cần Thơđã và

đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Vốn nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực, có trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận. Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 19% (2007)

(Nguồn: www.cantho.gov.vn), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.3. Các điều kiện về kinh tế - xã hội

Với đặc trưng là một ngành kinh doanh sử dụng giá trị đầu ra của các ngành kinh tế khác, du lịch được xem là sự tổng hòa của các lĩnh vực, các mối quan hệ trong xã hội. Sự tăng trưởng hay suy thoái của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế-xã hội và định hướng phát triển của quốc gia hay của vùng. Về kinh tế-xã hội, trong những năm qua Cần Thơ đã đạt được thành tựu nhu sau:

3.1.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế và phát triển đô thị.

Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2001 – 2005) 13,5% (chỉ tiêu 9 – 10%). Giá trị GDP năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2000. Trong đó khu vực I tăng bình quân 6,82% (chỉ tiêu tăng 3-4%); khu vực II tăng bình quân 17,9% (chỉ tiêu tăng 16- 17%); khu vực II tăng bình quân 13,73% (chỉ tiêu tăng 10-11%). Đến cuối năm 2005, tỷ trọng GDP giữa các ngành là: khu vực I chiếm 17,76%, khu vực II chiếm 38,16%, khu vực III chiếm 44,08% (chỉ tiêu khu vực I: 32,50%, khu vực II: 32%, khu vực III: 35,50%).

Riêng năm 2007, kết quả đạt được như sau: khu vực I tăng 4,34%; khu vực II tăng 20,50%; khu vực III tăng 17,49%. (Nguồn: Cục thống kê Tp.Cần Thơ)

3.1.3.2.. Điểm hẹn của giao thương và du lịch.

Với ưu thế về địa lý, Cần Thơ nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch, tâm điểm của cả vùng trong việc thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư và khách du lịch. Vào thời điểm xu hướng của khách du lịch đang hướng đến những giá trị bền vững của thiên nhiên, Cần Thơ nhanh chóng trở

thành điểm đến lý tưởng. Năm 2007, thành phố đón trên 693.055 lượt khách du lịch – trong đó khách quốc tế chiếm 22,5%, doanh thu du lịch đạt 365.000 (triệu

đồng), đóng góp cho ngân sách trên 30.000 (triệu đồng). (Nguồn: Sở du lịch Tp. Cần Thơ). Từ thế mạnh tự nhiên, thành phố đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch sông nước; du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm. Đó cũng là sự chuẩn bị cho sự kiện thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức “Năm du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”diễn ra trong năm 2008.

Bên cạnh đó, việc phát triển thương mại, dịch vụ để đưa Cần Thơ trở

thành trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng cũng được đặc biệt quan tâm. Để

tạo nền tảng phát triển cho các ngành này, trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương các siêu thị Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại đã và đang được xây dựng. Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô và tầm cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy của các doanh nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng với đó, thành phố đã và đang quy hoạch lại mạng lưới thương mại và các chợ trung tâm, xúc tiến xây dựng chợ gạo cấp vùng tại huyện Thốt Nốt theo mô hình chợ đầu mối nhằm tập trung năng lực thu mua, chế biến và tạo đầu ra xuất khẩu cho hạt gạo của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Cũng theo mô hình chợ đầu mối là việc hình thành các chợ

thuỷ sản, nông sản. Hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ đã tạo nên môi trường tài chính - tín dụng mang tầm vóc khu vực. Một lợi thế nữa là thành phố đã hình thành trung tâm tổ chức hội chợ thương mại quốc tế, hội chợ

nông nghiệp, góp phần quảng bá các thương hiệu hàng hoá có chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Không ít doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long

thông qua hội chợ tại Cần Thơ đã tìm được đầu ra cho hàng hoá của mình thông qua các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài nước.

3.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẦN THƠ 3.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên.

3.2.1.1. Khí hậu - thời tiết.

Tp.Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung chủ trong các tháng 9&10

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt

độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 độ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3.

Nếu xét trên góc độ kinh tế du lịch, thì số giờ nắng trong năm chính là một “lợi thế cạnh tranh” của du lịch Cần Thơ. Điều này thật sự có ý nghĩa khi ta nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu là những người đến từ xứ lạnh, hay người có nhu cầu tránh rét trong những ngày đông giá lạnh.

3.2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng.

Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Do được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên

đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhưỡng Cần Thơ

rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Chính điều này đã đem lại cho Cần Thơ những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước.

3.2.1.3. Sông ngòi và tài nguyên nước.

Ai đã từng đến Cần Thơ - Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ đều trầm trồ

trước vẻđẹp nên thơ của Bến Ninh Kiều bên dòng sông Hậu hiền hoà và sựđông vui nhộn nhịp của những phiên chợ Nổi với hàng trăm ghe thuyền san sát trên mặt nước. Và điều đáng nói là để tạo nên sức hấp dẫn của một Cần Thơ “Gạo

trắng nước trong” ấy còn phải kểđến hệ thống sông ngòi chằng chịt quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa tốt tươi và những miệt vườn trĩu nặng hoa trái. Mạng lưới sông ngòi dày đặc này đã hình thành tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương phát triển. Đặc biệt là với hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những vườn cây ăn trái bạt ngàn và đồng ruộng mênh mông, các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo đã tạo điều kiện cho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch sông nước từ nhiều năm nay.

3.2.1.4. Các điểm du lịch sinh thái có quy mô lớn.

Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2008, Tp. Cần Thơ có tất cả 21 điểm vườn du lịch, trong đó có 6 điểm vườn thực hiện hoạt động lưu trú cho khách như: Làng du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Phù Sa, vườn DL sinh thái Thủy Tiên, vườn DL sinh thái Kim Phú Đô, vườn DL Giáo Dương và Gia Trang Quán. Với tổng số lượng là 95 phòng và 144 giường (Nguồn: Sở du lịch Tp. Cần Thơ).

Hầu hết các điểm du lịch sinh thái đều có phục vụăn uống và tổ chức các trò chơi dân gian cho du khách như: leo cau, đập nồi, nhảy bao bố, kéo co, xích

đu, đi cà kheo…một sốđiểm du lịch lớn như Mỹ Khánh và Phù Sa còn có cả khu

Ẩm thực Nam Bộ và các hoạt động thăm làng nghề truyền thống như: làm bánh kẹp, bánh xèo, bánh bông lan, bánh tráng, nấu rượu, câu cá…nhằm phục vụ cho nhu cầu khám phá, tìm hiểu văn hóa phương Nam của khách thập phương.

3.2.2. Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn 3.2.2.1. Các di tích lịch sử và kiến trúc.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa ở tp Hồ Chí Minh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)