I. Một số phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
2. Mở rộng thị phần và thị trường
2.1. Hoạt động mua hàng của Công ty.
Mua hàng là một trong hai hoạt động chính của Công ty, mua hàng đảm bảo cho việc bán ra được thường xuyên, liên tục, đáp ứng dược nhu cầu của khách hàng. Qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở tiết kiệm chi phí mua hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, hoạt động mua hàng từng năm của công ty thiết bị giáo dục I là tiến hành tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng, gặp gỡ các giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học các tỉnh để tìm hiểu nhu cầu, xây dựng kế hoạch cho từng quý và cả năm.
Nguồn hàng nguyên liệu của công ty có thể chia thành 2 nhóm hàng chính:
Nhóm I: Hàng nguyên kiệu phục vụ quá trình sản xuất.
Nhóm II: Hàng bổ xung trong quá trình kinh doanh nhằm tạo dự trữ, cân đối nhu cầu.
Với nhóm hàng thứ nhất, đây là nhóm hàng chính duy trì sự tồn tại của Công ty. Công ty có thể tạo nguồn hàng thông qua các công ty cung ứng vật liệu trong nước hoặc thông qua xuất nhập khẩu.
Nguồn sản xuất trong nước có thể đay là nguồn hàng chủ yếu của công ty trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tuy hứng đi trong việc tạo nguồn có thể khác nhau nhưng có thể nói còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu nghiệp vụ quản lý nguồn hàng gây nên tình trạng hàng hoá mua về không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chất lượng không cao, khả năng ràng buộc các nguồn hàng với Công ty chưa có, gây nên sự không ổn định và mất cân đối giữa nguyên liệu cho sản xuất và quá trình sản xuất. để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các hoạt động sau:
- Tổ chức nghiên cứu nhu cầu nguyên vật liệu tại các phân xưởng sản xuất từ đó xây dựng kế hoạch cân đối giữa công tác tạo nguồn hàng và nhu cầu nguyên vật liệu tại các xưởng, nhận biết các thông tin phản hồi từ các phân xưởng để tiến hành điều chỉnh lượng cũng như chất của nguyên vật liệu.
- Tổ chứ hợp lý mạng lưới thu mua: mục đích chủ yếu là giản chi phí vận chuyển, nâng cao tính quản lý tới các nguồn hàng nhằm cung ứng một cách kịp thời, đầy đủ về số lượng và chất lượng cũng như là thời gian cần hàng.
- Công ty cần tiến hành thai thác các nguồn hàng bằng hình thức mua hàng qua đại lý thu mua, liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng nhằm tận dụng tạo nguồn hàng ổn định chất lượng cũng như thời gian giao hàng đảm bảo. để thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá trong kinh doanh cũng như việc mở rộng sản xuất Công ty cũng nên tiến hành việc thu gia công hàng hóa trên
cơ sở đánh giá các mặt hoạt đọng của đối tác tránh tình trạng phải lệ thuộc hay phải bảo trợ thái quá.
- Công ty cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích hoạt động tạo nguồn hàng tiến hành có hiệu quả. Đối với nhóm hàng bổ xung chủ yếu là hàng nhập khẩu, phải có tính đồng bộ cao, công ty đã tiến hành lựa chọn thị trường nhập khẩu trên cơ sở phân tích các nhu cầu trong nước.
2.2. Hoạt động bán hàng của Công ty.
Giống như hoạt đọng mua hàng, hoạt động bán hàng cũng là mảng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng của Công ty thiết bị giáo dục I được tiến hành trên cơ sở nhu cầu về thiết bị dạy học đã được xác định trước, theo các chức năng sau:
Xây dựng kế hoạch bán hàng: Đây là nội dung quan trọng nhất thông qua kế hoạch bán hàng công tythực hiện được mục tiêu của mình là phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trên cơ sở đó đề cao các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu này. đồng thời công ty cũng phải xây dựng các chính sách bán hàng, bao gồm:chính sách mặt hàng, chính sách giá bán, chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, chính sách giao tiếp khuyếch trương.
Tổ chức bán hàng:Tổ chức tốt khâu bán hàng trên thị trường, bao gồm hai công việc rất quan trọng là định hướng phân phối thiết bị dạy học trên các kênh khác nhau và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý kể cả việc xác định những khâu và người tham gia mạng lưới phân phối đó. Công ty Thiết bị Giáo dục I thiết kế kênh phân phối dựa trên các yêu cầu.
Căn cứ vào đặc điểm nguồn hàng và đặc điểm tiêu thụ thiết bị dạy học, đặc điểm thị trường để xác định kênh cho phù hợp.
Hệ thống kênh phải đảm bảo không tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết trong bản thân hệ thống và trong các bộ phận trong hệ thống phải
Có mối quan hệ gắn bó với nhau để dòng thiết bị dạy học được thông suốt bao phủ thị trường nội địa và thông suốt với thị trường nước ngoài
Lãnh đạo kiểm soát hoạt động bán hàng: Giám đốc công ty, từ trưởng các phòng ban, phân xưởng sản xuất thường xuyên theo dõi, giám sát mọi hoạt động bán hàng để có những điều chỉnh hợp lý nếu như có sự sai lệch so với kế hoạch đã đề ra. Đồng thời đưa ra các phương án chỉ đạo đúng đắn khi thị trường có sự thay đổi. Cụ thể trong thời gian qua Bộ giao dục và đào tạo đã có những chỉnh lý trong nội dung giảng dạy, vì vậy một số mặt hàng của Công ty đã được sửa đổi cải tiến lại cho phù hợp đặc biệt là mặt hàng thiết bị tiểu học,THCS, THPT
2.3. Phương hướng hoạt động chính trong thời gian tới.
- Thành lập phòng marketing.
- Xây dựng chiến lược quảng cáo tổng hợp.
Trong điều kiện hiện nay cạnh tranh càng trở nên găy gắt quảng cáo giới thiệu sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo có rất nhiều hình thức khác nhau và cũng đòi hỏi chi phí rất lớn. Chính vì vậy phải quảng cáo làm sao có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Để quảng cáo có hiệu quả cao, Công ty cũng có thể xem xét những hình thức như:
Trong các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty nên có các tranh ảnh về sản phẩm của mình. Làm các tập hình nhỏ trong đó có giới thiệu các loại thiết bị giáo dục của các cấp học, đặc biệt có các hình thức khuyến mại theo sản phẩm. Tiến hành quảng cáo thông qua hệ thống báo chí, đài truyền
hình như có những phóng sự ngắn, những hình ảnh về sản phẩm của Công ty.
Tham gia các hội trợ, triển lãm trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các hội trợ về thiết bị phục vụ học tập, sách báo chí. - Tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa ở phía Nam.
Để tăng khối lượng sản phẩm bán ra thì không chỉ duy trì và phát triển thị trường truyền thống mà đòi hỏi Công ty phải mở rộng và phát triển thị trường mới. Trong điều kiện cạnh tranh mở rộng và phát triển thị trường
đặc biệt là thị trường mới chính là điều kiện tồn tại và phát triênr của Công ty.
Định hướng thị trường mới trong những năm tới của Công ty Thiết bị giáo dục I là mở rộng thị trường sang phía Nam. đây cũng là một thị trường rất có tiềm năng song không phải là một điều dễ dàng đối với một công ty vốn còn nhỏ như hiện nay. Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường trước khi thâm nhập. Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt sẽ quyết định được 50% sự thành công của Công ty.
Bên cạnh các sản phẩm chính truyền thống là các thiết bị giáo dục các cấp học công ty cũng bắt đâù chuyển hướng sang một sóo sản phẩm khác như thiết bị lắp rát điện tử dùng cho cấp 2,3
Thiết lập tốt mối quan hệ với bạn hàng. Thông qua bạn hàng công ty có thể tạo lập uy tín của mình và tìm kiếm khách hàng mới. Qua đó cũng nắm bắt được các chính sách kinh tế, các quyết định của quốc gia.
Thị trường nội địa là một thị trường giàu tiềm năng. Trong vài năm qua thị trường tiêu thụ nội địa của Công ty thiết bị giáo dục I chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Nhưng số lượng cũng không được nhiều vì thải chụi sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng lậu được nhập về từ Trung Quốc. Do vậy Công ty cần tiến hành củng cố và phát triển mở rộng thị trường phía Nam bằng cách đặt các văn phòng đại diện ở các thành phố lớn như: Sài Gòn,Cần Thơ, Đà Nẵng