Tổ chức hoạt động HCTL của Việt Nam: (trước năm 1986, 1987 1990, 1991 đến nay)

Một phần của tài liệu Vai trò của hội chợ triển lãm đối với hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam (Trang 46 - 48)

II. Hoạt động tổ chức HCTL ở Việt Nam của Công ty VINEXAD

1.Tổ chức hoạt động HCTL của Việt Nam: (trước năm 1986, 1987 1990, 1991 đến nay)

1986 trở về trước, nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp tác động trực tiếp đề hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại của Công ty , Hội chợ Triển lãm Thương mại cũng hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ chủ quản , nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền vận động thuần tuý không mang

tính chất thương mại. Việc tổ chức HCTL do Bộ chỉ đạo khi cần nói chung không được quan tâm cũng từ phía các doanh nghiệp.

1987 - 1990 : sau khi xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, kế hoạch tâp trung, theo tình hình chung, các doanh nghiệp, công ty nhà nước tự tổ chức hoạt động kinh doanh lấy thu bù chi (kinh tế thị trường) thì các hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại bắt đầu có đất phát triển. Đầu tiên là các công ty nước ngoài chuyên ngành Hội chợ Triển lãm Thương mại vào Việt Nam và cùng phối hợp với các Bộ, ngành, các công ty chuyên ngành trong đó VINEXAD tự hào là một đơn vị đầu tiên được chọn là đối tác thực hiện. Dần dần các đơn vị khác như VCCI,VEFAC, TRAFAC, cả Cần Thơ cũng được các đối tác nước ngoài chọn phối hợp tổ chức. Hội chợ Thương mại Quốc tế tháng 4 hàng năm là một ví dụ điển hình nổi bật về hoạt động tổ chức HC TL tại Việt Nam. Thời gian này các công ty, trung tâm chuyên ngành Hội chợ Triển lãm Thương mại bắt đầu được tập dượt, được hướng dẫn và đào tạo cán bộ. Song hiệu quả chưa cao vì các đối tác nước ngoài nắm phần chủ động và chia lãi theo phần việc được giao. Cái quý giá ở đây là việc học tập, nâng cao nghiệp vụ tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại không mất tiền, rút ngắn thời gian tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức HC TL trong nước nắm bắt các giai đoạn, các nghiệp vụ và lấy kinh phí ban đầu trang trải các thiết bị, cơ sở vật chất ban đầu tạo đà phát triển. Từ năm 1987 - 1990, mỗi năm chỉ có một vài cuộc HC TL trong nước tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đứng đầu về các đối tác nước ngoài vào Việt Nam tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại phải kể đến công lao của công ty ADSALE Hồng Kông, ABR Singapore các tổ chức xúc tiến thương mại của Pháp, Đức và Trung Quốc.

Từ năm 1991 đến nay: Chia làm 2 giai đoạn từ 1991 đến 1995 là giai đoạn mà chính sách mở cửa của Việt Nam bắt đầu thực hiện, luật dự thảo đầu tư, các chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đã giúp các tổ chức chuyên ngành Hội chợ Triển lãm Thương mại phát triển nhanh. Đồng thời chính sách mới thu hút sự chú ý, quan tâm, đầu tư của nhiều nước, nhiều tập đoàn, nhiều hãng trên thế giới đặc biệt là về : cơ sở hạ tầng, Bưu chính Viễn thông, may mặc, giầy dép, in ấn và các ngành sản xuất hàng tiêu dùng.,... Xuất hiện kéo theo các tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại bắt đầu ra đời từ 2 - 3 đơn vị, đến lúc này đã có 7 - 8 đơn vị và hàng năm tổ chức hàng trăm cuộc Hội chợ Triển lãm Thương mại. Đặc điểm nổi bật là ở giai đoạn này, các tổ chức HC TL Việt Nam đã tự đứng ra tổ chức các hoạt động kinh doanh đa dạng và phức tạp này và đã thành công về mọi phương diện. Thu hút đông đảo các bạn hàng nước ngoài, khách tham dự, tham quan trong nước. Đứng đầu

trong các đơn vị tổ chức phải nói đến VINEXAD, sau đó đến VCCI, VEFAC, TRAFAC. Các HC TL lớn tại Việt Nam phải kể đến Hội chợ Thương mại Quốc tế tháng 4 hàng năm, Hội chợ Hàng Công nghiệp hàng năm, Hội chợ Thương mại Quốc tế Tổng hợp, Triển lãm thiết bị y tế, Triển lãm Xây dựng - Giao thông Vận tải, Triển lãm về ôtô... Điểm đáng quan tâm là giai đoạn này các doanh nghiệp tổ chức HC TL đã tích luỹ được nhiều về tiền của nhân lực, thiết bị cơ sở hạ tầng...

Từ 1995 đến nay do bung ra nhiều đơn vị tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại (khoảng gần 20 đơn vị) và hơn 200 Hội chợ Triển lãm Thương mại hàng năm ở khắp các nơi trong nước, kèm theo sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực bắt đầu từ Thái Lan là nước nằm gần Việt Nam. Một nguyên nhân khách quan nữa là do hiệu quả đầu tư của các đối tác cũng không cao, chưa kể đến các chính sách đầu tư, các thay đổi và chưa tạo được điều kiện thuận lợi,.... Do vây khách nước ngoài cũng vào tham dự ít dần. Phần cũng vì nhiều Hội chợ Triển lãm chuyên ngành, do vậy lượng khách cũng dãn ra ở từng Hội chợ Triển lãm Thương mại. Nhìn chung cơ sở hạ tầng về Hội chợ Triển lãm Thương mại cũng còn rất yếu và lạc hậu. Các hoạt động dịch vụ còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô và nội dung của từng Hội chợ Triển lãm Thương mại. Chưa kể đến tầm lãnh đạo vĩ mô của các Bộ, ngành, Chính phủ, chưa đủ trình độ để lái và điều khiển các hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại - một loại hình xúc tiến thương mại hiệu quả nhanh để đưa vào quỹ đạo và phải tính đến lợi ích tổng thể của xã hội và đất nước.

Bảng thống kê các đơn vị tổ chức các triển lãm ( xem phần phụ lục)

Một phần của tài liệu Vai trò của hội chợ triển lãm đối với hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam (Trang 46 - 48)