Cho học sinh tập thuyết trình một đoạn

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ VĂN HỌC SỬ (Trang 58 - 61)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5. Cho học sinh tập thuyết trình một đoạn

Một bài văn học sử tác gia trong SGK thƣờng bao hàm một khối lƣợng

kiến thức rất lớn. Vì vậy,tập cho các em thói quen thuyết trình một đoạn trong văn bản sách giáo khoa là một yêu cầu quan trọng trong quá trình học tập.

Thuyết trình một đoạn Văn bản yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức, có kỹ năng tóm tắt văn bản, tự phát hiện và thâu tóm các luận điểm. Thông qua việc thuyết trình sẽ phát huy hết nội lực và tiềm năng tích cực hoạt động của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

Để có thể thuyết trình đƣợc một đoạn, HS cần nắm vững văn bản một cách tổng quan, đồng thời phát hiện và thâu tóm những luận điểm, luận chứng. Muốn vậy học sinh phải làm việc với SGK, lấy SGK làm căn cứ cơ bản để thuyết trình. Tức là, HS phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trƣớc khi đến lớp. Việc chuẩn bị bài ở nhà sẽ giúp các em hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nếu rèn luyện cho học ngƣời học có phƣơng pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc tăng lên gấp bội.

Bên cạnh đó, tập cho HS thuyết trình một đoạn còn rèn luyện cho các em năng lực tƣ duy gắn liền với kỹ năng nói. Quá trình học tập sẽ chuyển từ thụ động sang chủ động, HS trở thành ngƣời trực tiếp tham gia và điều khiển quá trình học tập. Kiến thức bài học cũng đƣợc hấp thu và truyền tải một cách trực tiếp từ HS đến học sinh. HS buộc phải phát huy hết nội lực vốn có của mình, việc tích cực hoá hoạt động của HS đƣợc nhân lên gấp bội.

Dựa vào cấu trúc của bài VHS (tác gia), GV có thể lựa chọn cho học sinh những đoạn thuyết trình phù hợp. Cụ thể: GV có thể lựa chọn phần tiểu sử của tác gia để cho học thuyết trình trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút hoặc có thể vận dụng biện pháp này vào dạy học phần kết luận hay tổng kết.

VD: Khi dạy học bài tác gia Nguyễn Tuân, GV có thể yêu cầu HS thuyết trình phần tiểu sử. Dựa vào kiến thức SGK và những hiểu biết của bản thân HS sẽ trình bày đƣợc những nét khái quát nhất về tác gia Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987.

+ Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

+ Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

-Trƣớc cách mạng tháng Tám 1945: Ông đi học, đi du ngoạn, từng bị chính quyền thực dân phong kiến thời Pháp thuộc bắt vì tham gia bãi khoá, vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55

đi qua biên giới Thái Lan không có giấy phép, vì giao du với những ngƣời hoạt động chính trị.

Nguyễn Tuân cầm bút từ những năm ba mƣơi của thế kỷ XX và nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

- Sau cách mạng tháng Tám 1945: Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới; đã từng giữ chức Tổng thƣ kí Hội Văn nghệ Việt Nam (1948-1958); đƣợc nhà nƣớc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn.

Trên đây mới chỉ là đề xuất một số biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS THPT qua bài VHS tác gia. Chắc chắn còn nhiều những biện pháp có thể vận dụng nhƣng những biện pháp này thiết thực và phù hợp hơn cả nhằm mục đích giúp tích cực hoá hoạt động của HS khi học kiểu bài này. Đồng thời những biện pháp trên đƣợc áp dụng đúng mức sẽ có tác dụng phát huy tính độc lập, chủ động tích cực, tự giác sáng tạo của HS trong học tập. Đồng thời khơi dậy niềm ham mê, sự hứng thú của các em khi khám phá , lĩnh hội tri thức cũng nhƣ vận dụng chúng trong những trƣờng hợp cụ thể, trong những tình huống học tập khác nhau. Điều cơ bản là GV phải nắm chắc ƣu nhƣợc điểm của từng biện pháp trên để đạt hiệu quả cao khi sử dụng, biết phối hợp và vận dụng linh hoạt đồng bộ các biện pháp đó hỗ trợ cho việc giảng dạy tri thức mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

CHƢƠNG III

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

CÁC BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH THPT TRONG GIỜ VHS (TÁC GIA)

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ VĂN HỌC SỬ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)