Cấu trúc lại cơ chế dạyhọc bài VHS tác gia ở nhà trƣờng THPT

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ VĂN HỌC SỬ (Trang 44 - 46)

I. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT

3. Cấu trúc lại cơ chế dạyhọc bài VHS tác gia ở nhà trƣờng THPT

nhằm tích cực hoá hoạt động của chủ thể- trò

Tƣ tƣởng dạy học văn truyền thống nói chung là thầy truyền thụ kiến thức cho trò. Tƣ tƣởng này qui định cơ chế dạy học trong giới hạn phiến diện của mối quan hệ “thầy- trò”. Đó là cơ chế “chỉ biết có một kiểu quan hệ xã hội” là thầy tác động đến trò. Quan hệ thầy- trò theo hƣớng chỉ có một chiều nhƣ thế chƣa phải là sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tƣợng. Trong mối quan hệ này, Thầy đƣợc nhà trƣờng truyền thống giao cho nhiệm truyền thụ tri thức và cung cấp tƣ liệu sẵn có cho trò.

Đến nay cơ chế dạy học văn truyền thống đã để lại hậu quả đáng tiếc ở nhà trƣờng THPT. Bởi vì cơ chế dạy học văn truyền thống không nhằm thoả mãn nhu cầu và khát vọng sáng tạo của trò. Muốn giải quyết đƣợc tận gốc những hậu quả do cơ chế dạy học truyền thống để lại ở nhà trƣờng THPT, vấn đề đặt ra là phải cấu trúc lại nó. Giờ dạy học văn nói chung và VHS tác gia nói riêng sẽ là một hoạt động dạy học, một hoạt động nhận thức. Cần phải xác định lại chủ thể và đối tƣợng của hoạt động dạy học. ở đây trò là ngƣời đi học, có nhu cầu sáng tạo, bài VHS tác gia là một “vật phẩm”, một “khách thể” cần đƣợc “khám phá lại”. Vì vậy trong hoạt động học trò là chủ thể, bài VHS tác gia là đối tƣợng và Thầy là một liên chủ thể. Một cơ chế dạy học văn mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

đƣợc hình thành dựa trên cơ sở các mối liên hệ tƣơng tác chủ thể trò và bài VHS tác gia.

Với một cơ chế đƣợc cấu trúc lại và có sự tham gia của nhiều nhân tố mới, lớp học sẽ thay đổi về hình thức nội dung và phƣơng pháp giảng dạy. Quá trình thông báo, truyền thụ, cung cấp những kiến thức có sẵn trở thành quá trình tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh. Quá trình nhồi nhét và áp đặt tri thức sẽ trở thành qúa trình tự phát hiện, tự nhận thức và tự điều chỉnh các hành vi ứng xử cũng nhƣ những hiểu biết của cá nhân....

Một cơ chế đƣợc xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ qua lại giữa chủ thể trò và bài VHS tác gia nhƣ thế, trong quá trình hoạt động trên lớp về nguyên tắc, nó sẽ tạo ra “nhân cách” cho mỗi cá thể- trò. Nhƣ vậy, cơ chế mới trong thực tế sẽ qui định quá trình dạy học trên lớp là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể trò và đối tƣợng bài VHS tác gia. Cấu trúc lại cơ chế trên cơ sở các mối liên hệ giữa chủ thể- trò và đối tƣợng bài VHS tác gia nhƣ vậy thì quá trình dạy học sẽ đồng thời xảy ra hai quá trình vừa “khách thể hoá” vừa “chủ thể hoá”. Trong quá trình “khách thể hoá” mỗi cá thể trò sẽ “sáng tạo” ra các “sản phẩm” và mang lại sự đóng góp của cá nhân. Trong quá trình “chủ thể hoá” trò sẽ “sử dụng” các sản phẩm ấy của nhân loại xây dựng nên bản thân mình. Vì vậy, quá trình “khách thể hoá” trên lớp học là quá trình mỗi cá thể- trò “vật chất hoá những ý nghĩ của cá nhân mình để “sáng tạo lại”, “khám phá lại”, “phát minh lại” văn bản văn chƣơng trên cơ sở những sáng tạo của nhà văn. Mặt khác, quá trình “chủ thể hoá” là quá trình mỗi chủ thể-trò cảm nhận, thƣởng thức, tiếp nhận và sử dụng thế giới văn hoá của nhà văn để bồi dƣỡng thêm trí tuệ và tâm hồn mình.

Vì thế, trong cơ chế giảng văn mới, giờ học VHS tác gia ở nhà trƣờng THPT là một hoạt động dạy học có khả năng tích cực hoá khả năng bên trong của chủ thể-trò, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

Một phần của tài liệu NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ VĂN HỌC SỬ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)