Bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn trong nước 3.35 2.84 5 Bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn ngoài nước 3.25 2

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 62 - 65)

5. Bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn ngoài nước 3.25 2.45 6. Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại 3.58 3.12

Xchung 3.43 2.94

Biện pháp quản lí phát triển đội ngũ GV được GV,CBQL cho rằng cần thiết và khả thi (X= 3.43 và 2.94), trong đó tính khả thi thấp hơn so với tính cần thiết.

- Bồi dưỡng các PPDH hiện đại và bồi dưỡng các vấn đề liên quan đến qui chế đào tạo như đào tạo theo tín chỉ, PPDH ở đại học được cho là rất cần thiết (X= 3.52 và 3.58) và cũng được đánh giá là khả thi nhất so với các nội dung quản lí khác của biện pháp này (X= 3.20 và 3.12).

- Biện pháp được cho là ít cần thiết và ít khả thi nhất trong các nội dung là “bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài” (X= 3.25 và 2.45). Điều này có thể liên quan đến vấn đề tự chủ tài chính của các trường ĐHNCL.

Dựa trên kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Phát triển đội ngũ GV”, chúng tôi tiến hành thực nghiệm một vài nội dung của biện pháp này là “Bồi PPDH dạy học ở đại học” và tổ chức Hội nghị khoa học kết hợp với bồi dưỡng kiến thức thuộc các môn học mới được đưa vào trong chương trình giảng dạy đáp ứng xu thế phát triển của chuyên ngành.

3.4. Thực nghiệm biện pháp “Phát triển đội ngũ GV”

“Phát triển đội ngũ giảng viên” có thể thực hiện trong tầm tay một khoa, trong thời gian nhất định và cho kết quả trong thời gian ngắn nên chúng tôi chọn biện pháp này để thực nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hợp lí, tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp “Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ” cho GV.

3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên đại học theo chuyên đề là hoàn toàn có thể thực hiện được góp phần nâng cao nhận thức, kĩ năng và trình độ nói chung của giảng viên.

3.4.3. Nội dung thực nghiệm

Gồm hai chuyên đề chính:

- Tập huấn phương pháp dạy học ở đại học

3.4.4. Qui trình thực nghiệm

Để tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của trường STU, khoa CNTP, chúng tôi đã tiến hành chọn nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, xác định đối tượng tham gia bồi dưỡng, giảng viên bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng,…

3.4.4.1. Chọn nội dung bồi dưỡng

Như đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, đội ngũ giảng viên cơ hữu trẻ tại trường đại học STU đa phần tốt nghiệp từ các trường đại học khoa học được tuyển dụng về trường giảng dạy nên về phương pháp giảng dạy chưa được chuẩn bị chu đáo từ trường đại học để làm giảng viên.

Chương trình đào tạo luôn được phát triển nên có những chuyên đề mới, chuyên sâu được bổ sung vào chương trình đào tạo. Vì thế, cần tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên trong khoa.

Giao lưu, chia sẻ thảo luận về kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy các chuyên đề mới giữa các giảng viên là một nội dung cần tổ chức.

Từ sự phân tích này chúng tôi chọn ba nội dung tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và chia sẻ đồng nghiệp, đó là:

- PPDH ở đại học và xu hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học của SV. - Phát triển sản phẩm mới trong ngành CNTP

- Hội nghị khoa học.

3.4.4.2. Xác định thời gian, chuẩn bị nhân sự và các điều kiện phục vụ cho việc bồi dưỡng chuyên môn

Chương trình tập huấn nghiệp vụ sư phạm Giảng Viên : TS.Nguyễn Thị Bích Hạnh, trường ĐHSP TP.HCM Đối tượng tham gia : GV khoa CNTP và một số khoa khác trường STU Thời gian : 15 đến 30.06.2009

Địa điểm : Phòng Chuyên đề 205C, Trường STU

Chương trình tập huấn chuyên môn

Giảng Viên : GS.TS. Lưu Duẩn, VAFoST

: TS. Hoàng Kim Anh, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. : GS.TS. Park Wan Hwan, Trường Đại học Seoul, Hàn Quốc.

: GS.TS. Ming Chang Wu, Trường ĐH Pingtung, Đài Loan. Cùng nhiều giảng viên khác, xin xem chương trình đính kèm ở phụ lục 3.2

Đối tượng tham gia

Cán bộ kĩ thuật của các nhà máy, xí nghiệp, các nhà quản lí doanh nghiệp

Các giảng viên đang và sẽ tham gia giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành CNTP.

Thời gian : 17 đến 19.03.2010

Địa điểm : Phòng Chuyên đề 205C, Trường STU.

Hội thảo “Bao bì và thực phẩm an toàn”

Báo cáo viên : Xem phụ lục 3.3 đính kèm.

Đối tượng tham gia :

Cán bộ tại các viện, trung tâm nghiên cứu. Giảng viên các trường đại học.

Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn tại công ty, xí nghiệp SXTP.

Thời gian : 19.03.2010

Địa điểm : Trung tâm triển lãm Quốc Tế SCCC, khu phú Mỹ hưng.

3.4.5. Chuẩn và thang đo lường

Để do kết quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên chúng tôi sử dụng các công cụ đo lường sau:

- Phiếu thăm dò ý kiến được đo 2 lần (trước và sau khi tập huấn) - Thẻ thông tin phản hồi từ người tham gia lớp tập huấn

- Quan sát, trò chuyện với cán bộ, giảng viên tham gia tập huấn.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Tập huấn chuyên đề “Tập huấn nghiệp vụ sư phạm”

Đo kết quả của đợt bồi dưỡng chuyên đề “Phương pháp dạy học ở đại học” được tiến hành hai lần:

- Lần đo thứ nhất: Trước khi tập huấn diễn ra (kí hiệu là Đ1) - Lần đo thứ hai : Sau khi kết thúc đợt tập huấn (kí hiệu là Đ2)

Kết quả giữa hai lần đo cho biết hiệu quả của bồi dưỡng chuyên đề ở GV. Nội dung đo lường về chuyên đề “PPDH ở đại học” về các vấn đề như: - Nhận thức về điều kiện để một bài dạy thành công

- Nhận thức về các PPDH dùng giảng dạy ở đại học, - Lựa chọn và sử dụng các PPDH ở đại học.

Kết quả thăm dò về các vấn đề trên như sau:

3.5.1.1. Nhận thức về điều kiện để có bài dạy thành công ở đại học Bảng 3.3: Điều kiện để có bài giảng thành công.

Mức độ

Nội dung Đ1 Đ2 Đ2 – Đ1

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)