Kiểm tra việc sử dụng, bảo quản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 47 - 58)

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 3.53 3.25 3.03 2.82 2.63 2.74 Xchung 3.57 3.42 3.12 2.87 2.68 2.78

- Các biện pháp quản lí cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy được đại đa số CBQL, GV đồng tình, chấp nhận ở mức cao và rất cao, đặc biệt là CBQL (X từ 3.12 đến 3.57)

- Các biện pháp được cho là cần thiết nhất phải nói đến “ Tổ chức, điều phối sử dụng phòng thí nghiệm” (X từ 3.41 đến 3.53), “Phân phối phòng học ” (Xtừ 3.24 đến 3.59), và “ Trang bị hệ thống máy chiếu, âm thanh cho các phòng học” (X từ 3.08 đến 3.71), “Trang bị giáo trình, tài liệu tham khảo ” (X từ 3.16 đến 3.71).

- Các biện pháp quản lí cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được đánh giá thực hiện ở mức chưa thường xuyên, đều khắp (X từ 2.68 đến 2.87). Trong đó, biện pháp “Phân phối phòng học” (X từ 2.78 đến 3.00) được đánh giá là thực hiện tốt hơn cả.

SV là những người trực tiếp thụ hưởng những hiệu quả việc quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giảng dạy. Vậy ý kiến của SV về vấn đề này như thế nào ?

Nhận thức Thực hiện SV 0 2 4 SV SV

Biểu đồ 2.12 : SV đánh giá quản lí cơ sở vật chất

- Kết quả thăm dò cho biết đa số SV đều cho rằng cần thiết phải quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy phục vụ hoạt động giảng dạy (X= 3.11). Tuy nhiên, SV đánh giá mức độ thực hiện công tác QL ở lĩnh vực này chỉ ở mức trung bình (X= 2.38).

- Các biện pháp được cho là cần thiết và được thực hiện tốt, đó là “ phân phối phòng học” (X= 3.26), “Trang bị máy chiếu, âm thanh cho các phòng học”

(X = 3.16) và “Phân phối, sử dụng phòng thí nghiệm hợp lí ” (X=3.12).

- Những biện pháp được cho là thực hiện ít và đạt kết quả thấp, đó là “ Cung cấp giáo trình và tài liệu học tập” (X=2.27), “ Thời khóa biểu hoạt động của thư viện” (X=2.33) và “Kiểm tra, tu sửa thiết bị dạy học” (X=2.28).

Để nhìn khái quát thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy và quản lí các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động giảng dạy của trường STU, chúng tôi nhóm gộp như sau :

- Quản lí nội dung chương trình giảng dạy (Xây dựng chương trình, thực hiện chương trình, giáo trình và tài liệu học tập).

- Quản lí hoạt động dạy (Chuẩn bị lên lớp, lên lớp ; quản lí việc đổi mới PPDH và quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV).

- Quản lí đội ngũ GV (Tuyển chọn, bồi dưỡng, phân công giảng dạy) - Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Kết quả thăm dò về mức độ thực hiện 4 vấn đề trên ở trường STU được chúng tôi biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây

QLC LC T Q LH Đ d ay Q LG V Q LC S V C S1 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Series1

Biểu đồ 2.13: Thực trạng thực hiện quản lí hoạt động giảng dạy

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

Kết quả thăm dò về thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy và quản lí các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của trường STU, chúng ta dễ dàng nhìn thấy quản lí hoạt động giảng dạy của trường chưa thường xuyên, chưa đạt kết quả cao và ổn định, đặc biệt là quản lí hoạt động dạy của GV.

Nguyên nhân chính của thực trạng này là do tính đa dạng của đội ngũ GV tham gia giảng dạy ở trường bao gồm ba lực lượng, đó là GVCH, GVTG và GVbán cơ hữu.

Quản lí nội dung chương trình, quản lí đội ngũ GV và quản lí cơ sở vật chất được đánh giá là thực hiện tốt hơn. Nguyên nhân là do Ban lãnh đạo của nhà trường là những thầy cô giáo có uy tín, có học hàm, học vị và đa phần từ trường ĐH Bách khoa về làm việc nên việc xây dựng chương trình và sử dụng nguồn lực người thận trọng, đúng mực. Bên cạnh đó, trường được xây trên khuôn viên đất rộng, gần trung tâm nên cơ sở vật chất thuận lợi và thu hút được lượng SV khá đông đủ kinh phí để trường tiếp tục đầu tư thêm về thiết bị và phòng học.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy tại trường STU được đánh giá là chưa thường xuyên, chưa đạt kết quả cao và ổn định.

Trong các nội dung quản lí hoạt động giảng dạy thì quản lí đội ngũ GV được đánh giá là tốt nhất, tiếp đến là quản lí nội dung chương trình và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cuối cùng là quản lí hoạt động dạy của GV.

Nguyên nhân của thực trạng là do tính đa dạng của đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại trường.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP

Dựa trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động hoạt động dạy trong nhà trường nói chung và trường ĐH ngoài công lập nói riêng, đặc điểm của loại hình trường ĐH ngoài công lập và thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy ở trường đại học công nghệ Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy ở trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài những cơ sở mà các biện pháp dựa vào, thì các nguyên tắc dưới đây cũng được dùng để chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp.

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Hoạt động giảng dạy là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, bộ phận có quan hệ tương tác với nhau; quản lí hoạt động giảng dạy cũng bao gồm nhiều nội dung, nhiều bình diện; quản lí hoạt động giảng dạy có nhiều chủ thể tham gia như cấp trường, cấp khoa, cấp tổ chuyên môn; chủ thể hoạt động chỉ tự thực hiện nhận thức được sự cần thiết của hoạt động ấy. Vì thế, các biện pháp được đề xuất cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Các biện pháp được đề xuất bao quát các bình diện của quản lí hoạt động giảng dạy mà tại đó còn nhiều bất cập cần cải tiến, hoàn thiện.

- Các biện pháp được đề xuất đi từ nhận thức đến hành động.

- Các biện pháp đề xuất cho hoạt động quản lí giảng dạy từ cấp độ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng. Nói một cách khác, có biện pháp liên quan đến quản lí ở cấp trường như quản lí cơ sở vật chất, biện pháp quản lí cấp khoa như tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy, biện pháp liên quan trực tiếp đến giảng viên như việc thiết kế và triển khai kế hoạch bài dạy trên lớp.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất có hay đến mấy nhưng không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả trong thực tiễn quản lí giảng dạy tại STU thì giá trị của chúng cũng bằng không. Muốn vậy, các biện pháp đề xuất phải tuân theo các yêu cầu dưới đây:

- Các biện pháp được đề xuất phải phản ánh đặc điểm của hoạt động giảng dạy và quản lí hoạt động giảng dạy của trường đại học, chẳng hạn như tính linh hoạt, mềm dẻo, phong phú và phức tạp của việc thực hiện nội dung chương trình của các giảng viên, hoặc vai trò của lí về chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường đại học là mờ nhạt và trách nhiệm chính thuộc về Trưởng khoa/Trưởng bộ

môn, và Trưởng khoa/Trưởng bộ môn phải có học hàm, học vị tối thiểu là Tiến sĩ, vì vậy việc tổ chức dự giờ ở đại học là một chuyện khó triển khai so với phổ thông,…

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc trưng của trường ĐHNCL. Chẳng hạn, về nội dung chương trình ở các trường ĐHNCL còn linh hoạt và mềm dẻo hơn các trường ĐH công lập; về phía đội ngũ giảng viên và sinh viên thì đa số giảng viên thỉnh giảng, sinh viên đa phần ở tỉnh và có điểm đầu vào thấp hơn so với các trường đại học công lập cùng chuyên ngành; hoặc trường ĐHNCL tính tự chủ về tài chính là rất lớn.

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tế của trường STU. Thực tế quản lí hoạt động giảng dạy của nhà trường, những cái đã làm tốt và những điều còn tồn tại; phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học,…

- Song, các biện pháp đề ra đảm bảo tính hiện đại, tính phát triển bên cạnh đảm bảo tính thực tiễn, coi trọng đúng mức tính tự chủ, năng động sáng tạo của đội ngũ giảng viên nói chung và và tính phúc tạp của đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng nói riêng.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất khi triển khai trong công tác quản lí hoạt động giảng dạy sẽ tạo ra kết quả cao trên nhiều phương diện như quản lí tốt hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên nhưng vẫn tạo không khí hợp tác, không gây áp lực cho đội ngũ giáo viên thỉnh giảng trong các trường ĐH ngoài công lập; vừa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũ nhưng không làm mất quá nhiều thời gian của họ; đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi cách kiểm tra đánh giá mà học sinh vẫn lĩnh hội được những kiến thức môn học một cách hệ thống, chính xác và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong các tình huống học tập khác.

Các biện pháp phải khơi dậy cán bộ quản lí các cấp trong nhà trường, ở giáo viên và học sinh sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, qua đó nhiệm vụ dạy học được thực hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống trường Đại học ngoài công lập.

3.2. Một số biện pháp đề xuất

3.2.1. Biện pháp 1: Kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy của khoa a. Mục đích của biện pháp

- Công khai hóa hoạt động giảng dạy trong từng học kì, trong năm học. - Chủ động trong việc phân công giảng dạy và mời GV.

- Giảng viên và sinh viên chủ động thực hiện chương trình đào tạo.

b. Nội dung của biện pháp

- Kế hoạch đào tạo cho một khóa, - Kế hoạch đào tạo cho một năm, - Kế hoạch đào tạo của một học kì.

c. Cách thực hiện

- HT lên kế hoạch đào tạo cho khóa đào tạo, trong đó qui định khối kiến thức cần thực hiện cho từng năm, và các hoạt động liên quan đến chuyên môn như thực tế, thực tập, ôn và thi, hội nghị khoa học, bồi dưỡng chuyên môn,...Kế hoạch đào tạo của trường được gửi về từng khoa. - Từng khoa căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường lên kế hoạch giảng dạy của khoa gồm những môn dạy của một học kì, của một năm và khóa đào tạo.

- Thời gian, nội dung cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn. - Thời lượng dành cho từng môn (như giờ lí thuyết, giờ thực hành). - Dự kiến GV phụ trách môn học.

- Kế hoạch đào tạo của khoa được thông báo đến tập thể giảng viên trong khoa.

3.2.2. Biện pháp 2 : Quản lí nội dung chương trình hoạt động giảng dạy

Quản lí nội dung chương trình giảng dạy ở trường đại học đã khó, ở trường đại học ngoài công lập còn khó hơn. Vì thế, chúng tôi muốn đề xuất biện pháp này phù hợp với đặc trưng của trường ĐHNCL.

a. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và thị trường sức lao động. - Thực hiện đúng, đủ chương trình đã xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng dạy học.

b. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng chương trình đào tạo theo khung chương trình của Bộ GD & ĐT.

- Phát triển chương trình theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu của thị trường sức lao động tại địa phương, khu vực.

- Thực hiện đúng chương trình đã xây dựng nhưng không cứng nhắc mà linh hoạt, mềm dẻo trong qui định cho phép.

c. Hướng thực hiện

Quản lí việc xây dựng chương trình đào tạo

- HT yêu cầu từng khoa dựa trên chương trình khung của Bộ, tham khảo thêm chương trình của một vài nước trên thế giới, để xây dựng chương trình đảm bảo khối kiến thức phần cứng, kiến thức bắt buộc.

- Yêu cầu từng khoa nghiên cứu tính khả thi, tính hiệu quả của chương trình và yêu cầu của thị trường sức lao động mà bổ sung vào chương trình các chuyên đề tự chọn, các kĩ năng mềm cho SV.

- Từ khoa xây dựng chương trình chi tiết của từng môn học trong chương trình phải có mục tiêu chi tiết, rõ ràng: khối lượng kiến thức và kỹ năng mà học viên cần đạt được khi học xong chương trình, loại hình kiểm tra môn học, sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, phương pháp giảng dạy.

- Hiện đại hóa chương trình dựa trên xu thế phát triển của xã hội và hội nhập thế giới. Ví dụ, khoa công nghệ thực phẩm dựa theo chương trình của Liên đoàn KHCN thực phẩm thế giới (IUFoST) để đưa vào trong chương trình đào tạo các môn học và chuyên đề mới như Phát triển sản phẩm, Văn hoá ẩm thực, Marketing thực phẩm, Luật thực phẩm, Công tác kỹ sư, Dịch vụ thực phẩm đã được các trường ĐH khác học hỏi và đưa vào chương trình giảng dạy.

Quản lí việc thực hiện chương trình

- Khoa yêu cầu từng GV xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, thống nhất nội dung, phương pháp và yêu cầu đối với sinh viên cho từng chương, từng bài dạy, từng bài kiểm tra, nhằm kích thích khả năng tìm tòi, nghiên cứu, thao tác trên máy chuyên môn của sinh viên.

- Khoa yêu cầu từng GV nghiên cứu và cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi ở môi trường thực tế để kịp bổ xung, thay đổi chương trình giảng dạy ở từng bài, chương của môn học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

- Trưởng khoa duyệt giáo trình và đề cương môn học trước khi năm học bắt đầu. Cứ 2 năm một lần đề cương môn học cần được thay đổi và cập nhật kiến thức mới.

- Trưởng khoa phải làm việc và thống nhất với các giảng viên cùng tổ bộ môn về định hướng của các môn học sao cho phù hợp với đặc thù phát triển của khoa và của trường. Từ đó các thành viên trong bộ môn sẽ xây dựng đề cương chung cho môn học và chuyên ngành đó.

- Trưởng khoa theo dõi việc thực hiện đúng, đủ số môn dạy, thời lượng của từng môn đã đề xuất trong chương trình, lịch trình các môn dạy đảm bảo đúng tiến độ môn dạy.

- Theo dõi thời khóa biểu, sổ báo bài của từng môn, từng lớp.

- Thường xuyên đi kiểm tra hoạt động lên lớp của GV, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GV, đặc biệt GV thỉnh giảng.

- Quản lí đề cương, đề thi, đáp án của GV nộp về khoa

3.2.3. Biện pháp 3 : Xây dựng đội ngũ giảng viên

Một trong những tồn tại về mặt nhân sự giảng dạy ở các trường ĐHNCL là bị động và thiếu đội ngũ giảng viên yêu nghề và giỏi. Vì thế, trường, khoa nhanh chóng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, đồng thời chuẩn bị đội ngũ giảng viên thích giảng đáp ứng yêu cầu giảng dạy của khoa, của trường.

a. Mục đích của biện pháp

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lí chuyên môn như sinh hoạt tổ chuyên môn, thống nhất về nội dung chương trình, …

- Chủ động trong việc xếp lịch dạy và thực hiện lịch trình giảng dạy, cũng như các hoạt động khác của khoa và trường.

- Xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh.

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực giảng dạy ở đại học.

b. Nội dung biện pháp

- Tuyển chọn những giảng viên đáp ứng yên cầu về đạo đức nghề nghiệp, về chuyên môn, về tuổi tác, giới tính.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)