Khác với phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính sử dụng số liệu thực tế đã diễn ra trong kỳ quá khứ của khách hàng vay để đánh giá xếp loại DN, nhóm chỉ tiêu này dự kiến những gì sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên dự án/phương án vay vốn của DN. Để đánh giá các chỉ tiêu này một cách tương đối sát thực tế đòi hỏi sự tin cậy trong bảng kế hoạch kinh doanh của DN và nhân viên tín dụng của NHTM cần có năng lực, kinh
nghiệm trong công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án/phương án. Các chỉ tiêu cụ thể:
(1) Sự rõ ràng, chắc chắn của dự án/phương án kinh doanh (2)Dự kiến lợi nhuận/doanh thu
(3)Dự kiến lợi nhuận/vốn đầu tư (4)Mức vốn tự có tham gia
Thực tế hiện nay, các DN Việt Nam chưa quan tâm lắm cũng như chưa đủ khả năng để tìm ra một cấu trúc vốn tối ưu của riêng mình mà thường lựa chọn cơ cấu vốn một cách chủ quan: khi có đủ khả năng tham gia vốn tự có thì sẽ tham gia ở một tỷ lệ cao, trái lại thì cố gắng vay nợ tối đa. Công thức:
(5)Trạng thái lưu chuyển dòng ngân lưu thuần (net cashflow) từ hoạt động:
Chỉ tiêu này cho thấy xu hướng cũng như tính chắc chắn của dòng tiền trong dự án/phương án kinh doanh của DN. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng trả nợ vay.
(6) Các nội dung về phương diện kỹ thuật:
Chỉ tiêu này đánh giá về tính hợp lý, khả thi về phương diện kỹ thuật của dự án/phương án thông qua các tiêu chí: sự phù hợp của địa điểm xây dựng/nơi sản xuất, quy mô sản xuất tối ưu, các tác động xấu đến môi trường và biện pháp áp dụng để giảm thiểu tác động xấu. Có đảm bảo được các nội dung này thì DN mới chủ động cũng như ổn định được trong sản xuất.
(7) Tỷ lệ TSBĐ/dư nợ:
Các khoản vay có TSBĐ nợ vay nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của DN trong việc trả nợ vay. TSBĐ như là "cái phao" cuối cùng để các ngân hàng thu hồi nợ trong trường hợp DN không còn nguồn trả nợ nào khác. Công thức:
Tỷ lệ vốn tự có tham gia Tổng chi phí thực hiện dự án/phương án Vốn tự có tham gia = x 100% Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ Tổng dư nợ Tổng giá trị TSBĐ = x 100%