Giai đoạn đầu của quá trình hình thành

Một phần của tài liệu Đề tài: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pot (Trang 35 - 36)

Trước Thế Chiến I, Việt Nam chỉ có 3 NHNNg hoạt động, đó là Ngân Hàng Hồng Kông Thượng Hải (1865), Đông Dương Ngân Hàng (1875), và chi nhánh Anh Quốc Ấn Chiếu Ngân hàng (Standard Chartered Bank) (1904). Sau Thế Chiến I, một số NHNNg khác được thành lập như Đông Á Ngân Hàng (1921), Pháp Hoa Ngân hàng (1922). Năm 1927, một số thân hào nhân sĩ cấp tiến kêu gọi các nhà tư sản khắp nơi góp vốn thành lập Việt Nam Ngân hàng.

Sau chiến Thế Chiến II, có thêm 3 NHNNg là Quốc tế Thương mại Trung Quốc Ngân Hàng (1946), Giao Thông Ngân Hàng, Quốc Gia Thương Mãi và Kỹ Nghệ Ngân Hàng (1947).

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền có chế độ kinh tế chính trị khác nhau, do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng khác nhau giữa 2 miền.

Miền Bắc: Ngày 05/06/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và sắc lệnh số 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng Sản Xuất giao cho Ngân Hàng Quốc Gia phụ trách. Sau đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo địa giới hành chính do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý. Hệ thống ngân hàng này tồn tại cho đến ngày Miền Nam được giải phóng. Sau khi thống nhất đất nuớc, hệ thống ngân hàng này thay thế luôn hệ thống ngân hàng ở Miền Nam cho đến năm 1987.

Miền Nam: Ngày 31/12/1954 Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập Ngân Hàng Quốc Gia cho Miền Nam. Từ 1954 đến 1975 hệ thống ngân hàng ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam. Hệ thống ngân hàng dưới thời chính quyền Sài Gòn bao gồm: Ngân Hàng Quốc Gia

Việt Nam (1954); Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp; Các cơ sở tín dụng và tiết kiệm công lập; Các NHTM và các NHNNg.

Sau ngày thống nhất đất nước 30/04/1975, hệ thống mạng lưới Ngân hàng tại miền Nam được Nhà nước ta tiếp nhận và hoạt động giống mô hình ngân hàng tại miền Bắc. Đây là hệ thống ngân hàng một cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố  Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận/huyện/thị xã  Phòng giao dịch (xã)/Quỹ tiết kiệm (phường).

Một phần của tài liệu Đề tài: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pot (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)