Nguồn: Di dân tự do đến HàN ội Thực trạng và giải pháp quản lý TS Hoàng Công Chức NXB Chính trị quốc gia,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀGIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜTHÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 55 - 57)

Bng 3.2: Các ngun thông tin Giáo dân la chn để tìm hiu các điu kin, hoàn cnh Hà Ni trước khi quyết định di cư

Phần nhiều các thông tin có liên quan đến khả năng tìm kiếm việc làm, tìm hiểu về các điều kiện nhà ở, học hành, đào tạo... ở Hà Nội được coi là những thông tin đáng quan tâm nhất đối với người di cư. Họ biết được các thông tin này từ nhiều nguồn khác nhau, có thể qua bạn bè giới thiệu (14.7%), có thể trực tiếp từ họ hàng/người quen biết (22.3%) hay tìm kiếm nguồn thông tin từ các trung tâm môi giới, xúc tiến việc làm, từ những giáo dân đồng hương (21.4%)... Khi các "mạng lưới di cư"30 được hình thành, các rủi ro do quá trình di chuyển tạo ra cho người di cư giảm xuống, có nghĩa cơ hội tiếp cận với công việc làm, sự hỗ trợở điểm đến tăng lên. Chính nhờ mạng lưới di cư này mà hơn phân nửa số Giáo dân đã có việc làm khi nhập cư vào Hà Nội. Thực tế việc dựa vào người thân trong khi đi tìm việc làm cho phép giảm bớt tính bấp bênh, nhưng xét ở một khía cạnh khác thì đó lại là nhân tố làm hạn chế khả năng và giới hạn phạm vi địa lý tìm việc làm. Do vậy, rất nhiều Giáo dân di cưđã tự mình tìm hiểu lấy để có thể chọn cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và có đủ tiền để gửi về phụ giúp cho gia đình (chiếm 47%). Dù ít dù nhiều thì họ cũng cố gắng tự tìm cho mình một cơ hội để làm việc và phát triển bản thân (chiếm 43,6%). Cũng chính nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên phần nhiều Giáo dân không mấy gặp khó khăn trong quá trình đi tìm việc (chiếm 82,7%), cụ thể: 45,9% Giáo dân cho biết họ tìm được việc rất dễ và cảm thấy không mấy gặp khó khăn khi tìm việc: chiếm 38,6%. Số Giáo dân thực sự gặp khó khăn trong quá trình tìm việc phần nhiều rơi vào những trường

30 Mạng lưới di cư là những tập hợp của các mối ràng buộc giữa các cá nhân nối những người di cư và những người không di cư với nhau ở các khu vực xuất phát và nơi đến thông qua những mối quan hệ của họ hàng, bạn bè, và nguồn gốc cộng đồng chung. Nguồn:

Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số hoc xã hội. Các nguồn gốc xã hội và kinh tế nhập cư. TS. Douglas S.Massey. NXB Khoa học xã hội, 1994.

Các nguồn thông tin Tần suất Tỷ lệ % % cộng dồn

Bản thân tự tìm hiểu 150 47.0% 47.0

Bạn bè giới thiệu 47 14.7% 61.7

Có họ hàng/người quen 71 22.3% 66.3

Thông qua môi giới 2 .6% 98.0

Thông qua người khác 49 15.4% 100.0

hợp có trình độ học vấn thấp, mới chỉ học hết cấp 2, chiếm 8,9%. Với xuất phát điểm là đểđảm bảo cuộc sống cho gia đình và sự tồn tại của bản thân trong những điều kiện, hoàn cảnh mới, nên Giáo dân di cư buộc phải làm việc cật lực và không từ bất cứ công việc gì, miễn là kiếm được tiền. Khi nghiên cứu đặt ra câu hỏi về nghề nghiệp hiện tại, kết quả thu được cho thấy diễn biến hoạt động kinh tế của Giáo dân chiếm tỷ lệ rất cao: 97% đều tìm được công việc thích hợp cho bản thân. Số Giáo dân không tìm được việc làm khi lên Hà Nội là hầu như không có (0,3%). Như vậy, so với mục đích chuyển cư vì lý do thu nhập, việc làm, Hà Nội đã đáp ứng tốt được những mong muốn của Giáo dân khi rời nơi ở cũ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀGIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜTHÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)