Một số thông tin nghiên cứu ban đầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀGIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜTHÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 51 - 52)

Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước hội tụđủ các điều kiện phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ công cộng thuận lợi. Có kết cấu hạ tầng tương đối tốt, có khả năng phát triển mạnh, sức hấp dẫn của Hà Nội đã biến nó trở thành trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế, hạt nhân của vùng công nghiệp phía Bắc; đồng nghĩa với điều đó là sẽ có dòng người từ các tỉnh di chuyển đến Hà Nội để tìm việc làm. Từ năm 1986, tình hình di cư từ các vùng nông thôn và đô thị nhỏ về Hà Nội có xu hướng tăng mạnh; hàng năm dân số Hà Nội tăng trung bình là 55.000 người, trong đó tăng do nhập cư chiếm khoảng 35-39%. Dân số tăng do nhập cư khu vực nội thành chiếm khoảng 70-80% so với tổng số dân nhập cư vào toàn thành phố22

. Theo số liệu điều tra của ADB, trong suốt giai đoạn 2002-2004, số lượng tuyệt đối những người di cư tới thành phố Hà Nội là 148.063 người.23

Sau khi vào Hà Nội, người di dân cư trú theo nhiều hình thức khác nhau và phần nhiều phụ thuộc vào tính chất công việc. Tại Hà Nội, địa bàn cư trú của người di cư thường tập trung nhiều ở các kho tàng, bến bãi, các cơ sở công nghiệp, những phường gần chợ và những nơi thuận tiện cho cư trú tại các quận có các phường giáp ranh, phường mới phát triển như quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, hay phát triển "tự phát"24 ở một số khu vực Thanh Nhàn, Đống Đa v.v.. Cũng giống nhiều người di cư khác, phần nhiều Giáo dân di cư sống tập trung ở gần những địa bàn không chỉ thuận lợi cho cư trú mà cũng gắn với khu vực đô thị hoá mạnh; đặc biệt là gần nhà thờ, thuận tiện cho việc đi lễ. Và khu vực nhà thờ Thái Hà trở thành điểm lựa chọn của nhiều Giáo dân di cư. Kết quảđiều tra

22 Nguồn: Dân số và phát triển ở Việt Nam: Dân số Hà Nội. Đặng Xuân Đường, Lê Hồng Kế, Hà Văn Quế. Nxb Thế Giới, 2007 23 Nguồn: Di dân tự do đến Hà Nội. Thực trạng và giải pháp quản lý. TS. Hoàng Văn Chức. Hà Nội, 2004. 23 Nguồn: Di dân tự do đến Hà Nội. Thực trạng và giải pháp quản lý. TS. Hoàng Văn Chức. Hà Nội, 2004.

24 Do quá trình đô thị hoá mạnh nên Hà Nội vẫn để lại các làng đô thị hoá, những xóm lao động – nơi người di cư có thể thuê nhà với giá rẻ, môi trường sống cũng gần gũi với khung cảnh nơi họ ra đi. giá rẻ, môi trường sống cũng gần gũi với khung cảnh nơi họ ra đi.

cho thấy có đến 77.3% cư trú xung quanh khu vực nhà thờ Thái Hà, cụ thể: khu vực quận Đống Đa (55.1%), Thanh Xuân (13.1%), Cầu Giấy (9.1%).

Nhiều nghiên cứu trước về người di cư cũng chỉ cho thấy phần nhiều người di cư đến Hà Nội còn rất trẻ, có tuổi đời từ 20 - 40. Họ chủ yếu đều là nam giới, phụ nữ chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng gần đây tỷ lệ di dân giữa nam, nữ đã dần thay đổi với sự tham gia ngày càng đông đảo của phụ nữ (53% nữ so với 47% nam, TCTK 2001). Trong nghiên cứu này, số lượng nam, nữ được khảo sát có thể nói là khá tương đồng: nam chiếm 52.9%, nữ chiếm 47.1%. Theo thống kê về giới tính và độ tuổi của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, độ tuổi trung bình của mẫu như sau: § Độ tuổi trung bình của nam giới theo mẫu là 27.01 tuổi, còn của nữ giới là

26.37. Như vậy, trong mẫu nghiên cứu này, tuổi đời của cả hai giới là xấp xỉ gần bằng nhau.

§ Khoảng ước lượng cho độ tuổi trung bình của tổng thể với độ tin cậy 95% của cả nam và nữ lần lượt là (25.88; 28.13) và (25.13; 27.62).

§ Tuổi hay gặp nhất ở các đối tượng nam là 24 và nữ là 23.

§ Khoảng biến thiên tuổi tác của 2 giới nằm trong khoảng từ 37-39 tuổi, độ tuổi nhỏ nhất và lớn nhất giữa 2 giới chênh nhau 1 tuổi (nam:16-55, nữ:17- 54).

Dễ dàng nhận thấy nhóm Giáo dân di cư vào Hà Nội chủ yếu đều đang trong độ tuổi lao động sung sức, từ 16 – 39 tuổi chiếm 82.6% tổng số. Đặc điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc tính chọn lọc của di cư theo độ tuổi: những người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn có khuynh hướng di cư nhiều hơn và họ cũng dễ thích nghi hơn và hoà nhập với điều kiện sống mới. Thêm nữa phần nhiều đều là thanh niên chưa lập gia đình (chiếm 65.1%) nên không có quá nhiều ràng buộc. Một công trình nghiên cứu trước đây sử dụng số liệu tổng điều tra của Tổng Cục điều tra dân số cho thấy di cư của nhóm dân số trẻ cũng có chiều hướng gia tăng theo trình độ học vấn, bởi người có học cao hơn có xu hướng di cư nhiều hơn25. Các

25 Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống. Tổng cục thống kê. Hà Nội, tháng 11/2006.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀGIÁO DÂN DI CƯ VÙNG NHÀ THỜTHÁI HÀ, HÀ NỘI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC (Trang 51 - 52)