Loại điền khuyết (Supply item)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 37 - 39)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

10. Tập hợp các câu hỏi th

1.5.3. Loại điền khuyết (Supply item)

Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do. Thí sinh biết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.

Yêu cầu người thi điền vào chỗ trống trong mỗi câu, loại đề thi/ câu trắc nghiệm này gọi là đề thi/ câu trắc nghiệm điền vào chỗ trống.

Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết:

- Có thểđo lường mức độ ghi nhớ và lí giải kiến thức.

- Tất cả các môn học đều có thể dùng, phạm vi ứng dụng rộng rãi. - Cơ hội đoán mò là rất nhỏ.

- Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến. Thí sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả

lời. Dù sao việc chấm điểm vẫn nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.

Nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết:

- Nhìn từ bề ngoài thì đề thi điền vào chỗ trống yêu cầu hoạt động trí lực cao hơn đề thi lựa chọn. Vì nó đưa ra câu trả lời dựa trên cơ sở tái hiện, chứ không phải

đưa ra câu trả lời dựa trên cơ sở nhận thức lại. Nhưng trên thực tế, đề thi điền vào chỗ trống không phân tích một cách sâu sắc năng lực nhận thức, tư duy và lý giải nhưđề thi lựa chọn.

- Khó nắm bắt được đáp án người thi đưa ra, tính chính xác của đáp án đưa ra kém, tính chủ quan của người chấm điểm nhiều hơn.

- Khó có thể dùng máy để chấm bài thi và cho điểm.

- Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn câu từ trong sách, rồi bỏđi một vài từ.

Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.

Những gợi ý cho việc biên soạn câu hỏi dạng điền khuyết:

Để sử dụng có hiệu quả các câu hỏi dạng điền khuyết chúng ta cần xem xét các nội dung sau:

- Dạng câu hỏi này có phù hợp mục đích sử dụng không?

- Các câu hỏi có thểđược trả lời bằng số, biểu tượng, từ hay cụm từ tóm tắt không?

- Các câu hỏi có tránh lấy nguyên văn các câu trong sách không? - Các câu hỏi có được xác định để chỉ có một câu trả lời chính xác? - Chỗ trống của câu trả lời có bằng độ dài của câu trả lời không? - Chỗ trống của câu trả lời có ở cuối mỗi câu không?

- Các câu hỏi có loại bỏ các dấu hiệu dễ nhận biết không?

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)