Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá KQHT:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)

Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố quan trọng của giáo dục, nó có mối quan hệ

khăng khít với sự phát triển của xã hội. Mục đích của việc KTĐG là nhằm xác định mức độ tiếp thu của sinh viên và mức độ truyền thụ kiến thức của giáo viên so với mục tiêu đề ra. Tuy KT, ĐG là hai công việc khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau. Kiểm tra nghiêm túc thì sẽ dẫn đến việc đánh giá chính xác. Đánh giá chính xác sẽ là nguồn động lực thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên. Do vậy, quá trình KT, ĐG không chỉ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sinh viên và giáo viên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác quản lý.

+ Đối với giáo viên:

Thông qua KT, ĐG, giáo viên thu được những thông tin về hoạt động nhận thức của sinh viên trong quá trình học, dự đoán xem sinh viên có đủ điều kiện để

tiếp thu kiến thức mới hay không, từđó định hướng cụ thể cho việc bồi dưỡng, điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng.

Thông qua đó giáo viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức sư phạm cho phù hợp với từng nội dung bài giảng và từng đối tượng cụ thể.

+ Đối với sinh viên:

Việc KT, ĐG có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin về kết quả học tập của sinh viên. Từ đó, sinh viên tự điều chỉnh, tự hoàn thiện quá trình học tập của mình cho phù hợp.

Việc KT, ĐG chỉ ra cho mỗi sinh viên thấy mình tiếp thu được và chưa được những gì và cần phải bổ sung kiến thức, kỹ năng ra sao. Thông qua các hình thức thi, kiểm tra, sinh viên có điều kiện tiến hành hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức. Từ đó phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào tình huống thực tế.

KT, ĐG nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp cho sinh viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý trí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, tự tin vào khả năng của chính mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn.

+ Đối với cán bộ quản lý:

KT, ĐG cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng việc dạy và học trong nhà trường, qua đó có những biện pháp chỉđạo kịp thời, nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra của quá trình dạy và học trong một nhà trường nói riêng, mục tiêu

đào tạo của cả nước nói chung.

Như vậy, trong quá trình dạy và học thì việc KT, ĐG là một khâu hết sức quan trọng, không thể thiếu khi thực hiện các mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THIẾT KẾ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)