Hình 1.10 bảng phân loại âm vị trong tiếng Anh của người Mỹ [11]

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp xử lý tiếng nói (Trang 25 - 27)

Tín hiệu tiếng nói là tín hiệu tương tự, biểu diễn cho thông tin về mặt ngôn ngữ và được thể hiện bằng các âm vị khác nhau. Số lượng các âm vị tuỳ thuộc vào từng ngôn ngữ, vào khoảng 20 đến 30 và không vượt quá 50. Đối với từng loại âm vị nó có đặc tính âm thanh khác nhau.Tổ hợp các âm vị tạo nên âm tiết. Âm tiết đóng vai trò một từ trọn vẹn mang ngữ nghĩa.

1.10 Kết luận chương

Chương này đã trình bày được mục đích chính của speech enhancement là triệt nhiễu hoặc là nén nhiễu trong tín hiệu tiếng nói đã bị nhiễu. Ngoài ra, nội dung của chương cũng đã nêu rõ được các loại nhiễu xuất hiện trong từng môi trường cụ thể để từ đó chúng ta có tìm ra được thuật toán xử lý thích hợp ứng với mỗi trường hợp cụ thể.

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIẾNG NÓI

1.11 Giới thiệu chương

Cho đến nay đã có rất nhiều thuật toán nâng cao chất lượng tiếng nói, nhưng làm thế nào để đánh giá đúng hiệu quả của chúng. Phần này cung cấp các phương pháp đánh giá khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả của thuật toán nâng cao tiếng nói

Đánh giá chất lượng có thể thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá theo cảm nhận của người nghe theo một thang đo đã được xác định trước (Subjective Evaluation_ SE) hoặc dựa trên phép đo các thuộc tính của tín hiệu (Objective Evaluation_ OE). Dù OE có giá trị thì nó vẫn phải tương quan với cảm nhận của người nghe

Phần này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp đánh giá chất lượng của tiếng nói đã được xử lý

1.12 Phương pháp đánh giá chủ quan

Đánh giá chất lượng chủ quan là đánh giá chất lượng dựa trên cảm nhận nghe của con người đối với tiếng nói

Chất lượng là một trong các thuộc tính của tín hiệu tiếng nói. Về bản chất thì chất lượng có tính chủ quan cao và khó có thể đánh giá một cách đáng tin cậy.Nó chỉ đóng vai trò phần nào trong kỹ thuật đánh giá vì mỗi cá nhân người nghe có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng “tốt” hay “xấu”, chất lượng là kết quả của sự cảm nhận và phán đoán chủ quan của người nghe, dẫn đến sự chênh lệch lớn trong kết quả đánh giá. Chất lượng có rất nhiều chỉ tiêu không thể đếm hết được. Tùy vào các mục đích thực tế và tùy vào mỗi ứng dụng mà chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu chất lượng tiếng nói.

Đánh giá chất lượng tiếng nói là một công việc đầy khó khăn do tính đa chỉ tiêu và tính chủ quan cao. Có một số lượng lớn các đặc trưng để đánh giá khi thực hiện phương pháp nghe chủ quan này. Để kết quả đánh giá là đáng tin cậy thì sự lựa chọn đúng đắn các tham số cho việc đánh giá là điều cần thiết. Dựa trên thực tế đó ITU-T đã đưa ra các khuyến nghị ban hành trong các chuẩn từ

ITU-T Rec P.800 đến ITU-T Rec P.899. Có hai loại đánh giá chính là Tuyệt đối và Tương đối. Sự đánh giá dựa trên các thang điểm chuẩn đã được đề ra trong chuẩn ITU-T Rec.P.800[11]

1.12.1 Các phương pháp đánh giá tuyệt đối

1.12.1.1 Phương pháp đánh giá tuyệt đối ACR

ACR được sử dụng rộng rãi. ITU-T[11] đã khuyến nghị dùng phương pháp này trong hầu hết các ứng dụng. Thang đo được khuyến là

Mean Opinion Scores (MOS)

Được mô tả trong khuyến nghị P.800 của ITU-T, MOS là một phép đo chất lượng thoại nổi tiếng. Đây là một phương pháp đo chất lượng mang tính chất chủ quan. Có hai phương pháp kiểm tra là đánh giá đàm thoại và đánh giá độ nghe.

Bảng 2.1.Thang điểm đánh giá chất lượng tiếng nói theo MOS [12]

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp xử lý tiếng nói (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w