0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

3.2.4.Nhóm giải pháp về quản trị, tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 30 -31 )

khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại Thương nói chung cũng như SGD NHNT nói riêng.

Cần đồng thời hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng ban cần phải được khớp hơn nữa.

Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa các phòng ban để có thể đáp ứng được cho khách hàng một cách tốt nhất và nâng cao chất lượng thẩm định.

Chuyên môn hóa, chia nhỏ từng khâu thẩm định lập thêm phòng ban quản lý từng lĩnh vực riêng. Tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa song lại phải tránh sự chồng chéo. NH nên chuyên môn hóa quá trình thẩm định, chia ra làm nhiều phòng ban. Thẩm định một dự án nên chia ra 1 phòng riêng chuyên đi tìm kiếm khách hàng, phòng này sẽ chuyên đi tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và chăm xóc khách hàng lớn, nhân viên sẽ được đào tào có kỹ năng giao tiếp cao hơn, sau khi hồ sơ chuyển về sẽ có phòng hỗ trợ hồ sơ tín dụng, giúp doanh nghiệp làm được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh hơn, chỉnh sửa lại bộ hồ sơ theo quy chuẩn chung dễ tiếp cận hơn, xử lý sơ bộ thông tin thẩm định, cuối cùng sẽ là phòng thẩm định, phòng này phụ trách chuyên công việc thẩm định dự án với những cán bộ am hiểu các ngành

nghề và nhiều kinh nghiệm. Như vậy ta thấy rằng mội công đoạn đòi hỏi những yêu cầu riêng sẽ được đáp ứng bởi một nhóm người có các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu riêng điều này sẽ tôt hơn nhiều sự tập trung bởi một người khó có thể giỏi nhiều lĩnh vực hơn nhiều người khác. Như vậy công việc sẽ xuôn sẻ hơn, các nhân viên sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực của mình nhiều hơn và sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn nữa dẫn tới NH sẽ hoạt động mạnh mẽ phát triển hơn trong tương lai.

Việc phân nhiệm phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi CBTĐ và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của CBTĐ mới ngày được nâng cao.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục đầu tư, bộ phận thẩm định ở các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Nên tạo kênh chia sẻ thông tin mở giữa các NH với nhau để nắm rõ hơn nhìn khái quát hơn về thực trạng của từng doanh nghiệp , từng ngành nghề.

3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ thẩm định

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 30 -31 )

×