Nhóm giải pháp hỗ trợ thẩm định

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 31 - 36)

thẩm định chuyên dụng thẩm định dự án đầu tư.

Đôi khi có những dự án phức tạp, công tác thẩm định phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của CBTĐ. Do đó cần những phần mềm ứng dụng để tính toán các chỉ tiêu nhằm giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận hợi cho CBTĐ trong việc tính toán. Mặt khác các chỉ tiêu như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp mà trong thực tế với phòng tài trợ dự án các dự án có thời gian dài thì độ chính xác thường không cao bởi mỗi thông tin đầu vào đều có 1 sai số nhất định và sai số sẽ càng lớn theo thời gian. Với mỗi thay đổi của tỷ suất hiện đại hoá sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng của dự án. Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thời hạn thu nợ thì việc tính toán chọn phương án thích hợp là phức tạp. Vì vậy Ngân hàng nên đưa ra các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm. Mỗi khi có nhân tố nào đó thay đổi thì phần mềm

có thể giảm bớt cho cán bộ khối lượng công việc tính toán mà tập trung đến việc thẩm định tổng quát và các mặt quan trọng khác

Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì SGD NHNT có thể tìm kiếm đối tác tư vấn kỹ thuật chuyên môn và các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp. Việc dự án bao gồm nhiều ngành nghề có thể được tổ chức tư vấn giải quyết dễ dàng và thuận lợi hơn NH. Hay việc tìm đến các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp thì Nh có thể giảm đi được rất nhiều thời gian và rủi ro cho mình

3.2.6. Nhóm giải pháp về chiến lược khách hàng

Mở rộng khách hàng mới

Trước tiên phải phát triển mối quan hệ với khách hàng lâu năm đã quen thuộc với khách hàng sau đó sẽ mở rộng ra khách hàng mới, nhưng việc mở rộng trong thời kỳ này phải hết sức cẩn thận, phải mở rộng có chọn lọc khách hàng. Đối với khách hàng lâu năm SGD cần phải duy trì mối quan hệ tốt, tạo điều kiện cho KH hơn nữa. Đối với KH mới cần phải chọn lọc trước khi tiến hành cấp tín dụng. Khách hàng mới nên là những khách hàng thuộc khu vực DN nhà nước, đây là những doanh nghiệp có thể chống lại rủi ro tốt hơn các DN tư nhân khác, ưu tiên khách hàng thuộc nhóm an toàn, nên cân nhắc kỹ khi quân hệ tín dụng với mặt hàng xuất khẩu, ôto đồ điện tử bởi đây là các mặt hàng khó phát triển trong tương lai gần. Như vậy chất lượng tín dụng hay việc thẩm định dự án sẽ cao hơn, tiến hàng đơn giản hơn.

Tạo quan hệ lâu bền với khách hàng truyền thống

Việc tạo mối quan hệ với khách hàng cũ là rất quan trọng vì các KH này đã giao dịch với NH và NH biết rõ được tình hình doanh nghiệp do vậy có thể thẩm định dễ dàng hơn. Ngoài ra việc tạo mối quan hệ với KH có thể giúp cho NH có đk tham gia vào dự án từ giai đoạn tiền khả thi để có thể tư vấn dự án cho doanh nghiệp và giúp cho NH phân tích DA được hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra cần có thêm chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống tốt một mặt khuyến khích khách hàng hướng tới uy tín doanh nghiệp

mình, một mặt hướng đến tạo quan hệ tốt, giữ chân khách hàng.

Nâng cao vai trò hỗ trợ tư vấn với khách hàng

Ngày nay vai trò tư vấn của NH ngày càng được thể hiện rõ rệt. Tư vấn cho các doanh nghiệp chính là NH giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, sản xuất và nghiên cứu tính toán các phương pháp hợp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra NH còn giúp chủ đầu tư tính toán hợp lý hiệu quả kinh tế, cảnh báo rủi ro. Điều này có thể thu hút thêm khách hàng vừa tạo cho NH có cơ hội tiếp xúc với dự án xin vay sâu hơn nữa. Để đạt được tốt điều này cán bộ ngân hàng cần phải am hiểu về chế độ quản lý kinh tế trong nước, hiểu biết các nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức sâu rộng về quản trị đầu tư dự án…

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với NHNN

- Đề nghị NHNN hệ thống hóa kiến thức cơ bản về thẩm định DA, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các DN, giúp cho các tổ chức tín dụng nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho DN.

- Đề nghị NHNN có biện pháp nâng cao chất lưởng hiện đại hóa làm giàu thêm thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc tổ chức thu thập tin tức từ các doanh nghiệp trong nước và xếp hạng tín dụng cho các DN đó. Tăng cường nhân lực làm việc tại trung tâm và đổi mới các thiết bị phục vụ cho việc thu thập và đánh giá thông tin đáng tin cậy cho mỗi CBTĐ trong quá trình tác nghiệp.

NHN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM một cách thường xuyên và liên tục, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM vào cuối kỳ kinh doanh.

NHNN cũng có thể tư vấn cho các NHTM về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động cũng như quy hoạch tổng thể và xu hướng phát triển của các ngành nghề trong tương lai. NHNN có thể tổ chức khảo sát, đánh giá chung về môi trường kinh doanh và những biến động của nó liên quan đến hoạt động của hệ thống

ngân hàng trong nước.

Ngoài ra NHNN có thể tổ chức các buổi phổ biến kiến thức pháp luật mới hay các nội dung có liên quan đến công tác thẩm định DA cho các CBTĐ của các NHTM. Tăng cường hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụS cho công tác thẩm định DA.

-Tăng cường công tác thanh tra,giám sát hoạt động của các NHTM một cách thường xuyên và liên tục, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM vào cuối kỳ kinh doanh.

3.3.2. Đối với NH công thương Hoàng Mai

- Tăng cường tổ chức các khoa học ngắn hạn, các lớp huấn luyện về thẩm định dự án đầu tư, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với cá đối tác ngân hàng khác trong và ngoài nước, bên cạnh đó tổ chức đào tạo trên các lĩnh vực chuyên môn khác, có những buổi trao đổi kinh nghiệm về các ngành nghề đặc thù.

- Trong thời kỳ kinh tế suy thoái cần tăng cường hoạt động của bộ phận phòng ngừa rủi ro, đẩy mạnh về nghiệp vụ và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro

KẾT LUẬN

Thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàng Mai đã giúp em thấy được quy trình làm việc của một cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Các cán bộ làm việc luôn tuân theo một trình tự, quy trình nhất định và tuân thủ nghiêm ngặt đúng với quy định của pháp lý, thái độ làm việc nghiêm túc và thân thiện.

Qua sự quan sát trong quá trình thực tập em nhận thấy Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàng Mai kinh doanh khá thành công, đóng góp vào sự phát

triển chung của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngành trong lĩnh vực tài chính thì NHCT Hoàng Mai cần phải nỗ lực hơn để duy trì và mở rộng mạng lưới để có thể đứng vững trên thị trường.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các cán bộ trong ngân hàng và sự cố gắng của bản thân mặc dù vậy bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nôi, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên

Vũ Đại Phong

MỤC LỤC

Trang

3.2.2.Nhóm giải pháp thông tin tín dụng ... 28

3.2.3. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực ... 29

3.2.4.Nhóm giải pháp về quản trị, tổ chức điều hành ... 30

3.2.6. Nhóm giải pháp về chiến lược khách hàng ... 32 3.3.1. Kiến nghị với NHNN ... 33 3.3.2. Đối với NH công thương Hoàng Mai ... 34

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 31 - 36)