b. Vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo
3.2.7. Củng cố lực lượng kiểm tra và đẩy mạnh công tác kiểm tran ội bộ
Mục đích
Xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho các hoạt động huy động mọi nguồn lực thực hiện công việc chung đúng hướng
Tổ chức thực hiện
Giúp cho CB-GV nhận thức việc kỉểm tra, đánh giá là một hoạt động bình thường trong hoạt động chuyên môn ở nhà trường phổ thông và là một chức năng trong chu trình quản lý.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học xuyên suốt trong năm.
Thành phần kiểm tra phải được mở rộng, HT ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, BCH Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn
Có sự phân công cụ thể cho từng thành viên trong lực lượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra được công khai và duy trì nề nếp, thực hiện nghiêm túc.
Đảm bảo kiểm tra bằng nhiều hình thức như: toàn diện, chuyên đề, định kỳ, đột xuất và bằng nhiều phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp với tinh thần ngăn ngừa, chấn chỉnh là chính, đẩy mạnh chức năng tư vấn, thúc đẩy để phát triển đội ngũ, hạn chế đến mức tối đa các trường hợp phải đề nghị xử lý kỷ luật. Cuối mỗi đợt kiểm tra có tiến hành sơ kết, nhận xét, rút kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, đồng thời cũng là căn cứ để xét thi đua đúng người, đúng việc.
3.3. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất
Các giải pháp của luận văn đưa ra xuất phát từ thực tế công tác điều tra thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ.
Để đánh giá về tính cầp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến ở 3 trường: THPT Châu Văn Liêm, THPT Bùi Hữu Nghĩa, THPT Trần Đại Nghĩa thuộc địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thành phố Cần Thơ