Thực trạng quản lý việc CMHS phối hợp với nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 61 - 66)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.4. Thực trạng quản lý việc CMHS phối hợp với nhà trường

a. Số lần CMHS gặp trao đổi với GVCN trong năm học 2005-2006

70,45

8,11

21,43

xemxét tập vở

cho bài tập hoặc khảo bài

Trong phiếu điều tra hỏi các cha mẹ học sinh đã gặp giáo viên chủ nhiệm để trao đổi về việc giáo dục con mình mấy lần trong năm học 2005-2006 vừa qua, kết quả như sau trong bảng 2.20:

Bảng 2.20: Số lần CMHS gặp trao đổi với GVCN trong năm học 2005-2006 Số lần gặp SL % chưa gặp 6 1,95 1 lần 84 27,27 2 lần 153 49,68 hơn 2 lần 65 21,10

Biểu đồ biểu thị kết quả ở bảng 2.20

* Nhận xét:

Hàng năm các trường thường tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh theo từng lớp hai lần, vào đầu năm học và đầu học kỳ II. Trong cuộc họp ngoài việc phổ biến những vấn đề chung của nhà trường và của lớp, giáo viên chủ nhiệm còn trao đổi riêng với từng cha mẹ học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của con em họ. Nếu cha mẹ học sinh nào không đến dự họp, thường được các giáo viên chủ nhiệm mời đến gặp sau đó để trao đổi riêng. Theo kết quả khảo

0 20 40 60 80 100 120 140 160 chưa gặp (1,95%) 1 lần (27,27%) 2 lần (49,68%) hơn 2 lần (21,10%)

sát, trong năm học 2005-2006 có 1,95% cha mẹ học sinh chưa gặp giáo viên chủ nhiệm lần nào để phối hợp giáo dục con mình. Số cha mẹ học sinh chưa gặp giáo viên chủ nhiệm lần nào tức là cũng không tham dự các lần họp cha mẹ học sinh và như vậy họ đã khoán trắng việc giáo dục con cái họ cho nhà trường.

Tỉ lệ cha mẹ học sinh gặp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm 1 lần trong năm học qua là 27,27% và 2 lần là 49,68%. Tỉ lệ gặp hơn 2 lần là 21,10%, đây là số người ngoài việc tham dự các cuộc họp cha mẹ học sinh còn đến trường gặp riêng giáo viên chủ nhiệm. Qua trao đổi, các giáo viên chủ nhiệm cho biết ngoài những người trong ban đại diện cha mẹ học sinh thường đến lớp để cộng tác trong việc giáo dục học sinh ra, có một số cha mẹ học sinh đến gặp giáo viên chủ nhiệm vì con cái họ có vấn đề, cần đến trao đổi phối hợp với thầy cô những biện pháp giáo dục để con cái họ tiến bộ hơn.

b. Mức độ CMHS thực hiện việc phối hợp với nhà trường

Chúng tôi đã khảo sát một số công việc mà cha mẹ học sinh đã thực hiện để phối hợp với nhà trường trong 3 năm học 2003-2004, 2004-2005 và 2005- 2006; kết quả như sau trong bảng 2.21:

Bảng 2.21: Mức độ CMHS thực hiện một số công việc phối hợp với nhà trường trong 3 năm học qua

n = 305

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưhia thện ực

Nội dung SL % SL % SL % SL % M S 1 82 26,88 115 37,70 79 25,90 29 9,51 2,82 0,92 2 172 56,39 95 31,15 32 10,49 6 1,97 3,42 0,76 3 251 82,29 48 15,74 5 1,64 1 0,33 3,80 0,46 4 6 1,97 78 25,57 95 31,15 126 41,31 1,89 0,86

* Chú thích về nội dung:

1. Chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm. 2. Tham dự các cuộc họp cha mẹ học sinh.

3. Đóng đầy đủ các khoản phí cho con theo quy định.

4. Góp ý với nhà trường về những vấn đề liên quan đến việc giáo dục. * Nhận xét:

Chỉ có 26,88 % cha mẹ học sinh thường xuyên chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm về việc học tập và rèn luyện của con mình, số còn lại thì thỉnh thoảng hoặc ít khi thực hiện và còn có 9,51% chưa thực hiện. Điểm trung bình của nội dung này là 2,82 và độ lệch chuẩn là 0,92 chứng tỏ đa số cha mẹ học sinh thực hiện ở mức trên trung bình nhưng không đạt mức cao, và số cha mẹ học sinh chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm phân tán nhiều ở các mức độ.

Việc tham dự các cuộc họp cha mẹ học sinh ở trường là trách nhiệm của các cha mẹ có con đang theo học, thế nhưng cũng còn 1,95% cha mẹ học sinh chưa đi họp lần nào trong 3 năm học qua mặc dù những cha mẹ học sinh không đi họp sẽ được mời đến gặp riêng giáo viên chủ nhiệm sau đó, chỉ có 56,39% thường xuyên đi họp, số còn lại chưa đi họp đầy đủ. Điểm trung bình nội dung này là 3,42 thể hiện đa số cha mẹ học sinh tham dự các phiên họp nhưng chưa đầy đủ.

Hiện nay học sinh trường THCS vẫn phải đóng học phí và tiền cơ sở vật chất, ngoài ra còn các khoản khác như hội phí hội cha mẹ học sinh, tiền mua hồ sơ học sinh… Trách nhiệm của cha mẹ phải đóng các khoản phí cho con, tuy nhiên thực tế hiện nay có một số cha mẹ học sinh cũng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này. Kết quả khảo sát chỉ có 82,29% cha mẹ học sinh luôn đóng đầy đủ các khoản cho con. Qua trao đổi với ban giám hiệu ở các trường, các thầy cô cho biết địa phương có nhiều hộ gia đình nghèo và diện chính sách, các em học sinh thuộc những gia đình này được miễn đóng học phí, tiền cơ sở vật chất, còn các khoản khác thì phải đóng nhưng một số cha mẹ học sinh cũng không đóng

cho con mình, tuy vậy nhà trường cũng không dám có biện pháp mạnh vì sợ các em bỏ học sẽ ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số của trường. Và thực tế các trường này rất hạn hẹp kinh phí hoạt động vì nguồn thu không được nhiều. Khảo sát nội dung cha mẹ góp ý với nhà trường về những vấn đề liên quan đến việc giáo dục con mình chỉ có 1,97 % thường xuyên thực hiện, vẫn còn 41,31% chưa thực hiện, số còn lại thỉnh thoảng hoặc ít khi góp ý với nhà trường. Điểm trung bình nội dung này thấp nhất trong 4 nội dung khảo sát là 1,89 chứng tỏ cha mẹ học sinh chưa đóng góp ý kiến nhiều cho nhà trường để giáo dục con em họ tốt hơn, và độ lệch chuẩn là 0,86 cho thấy độ tập trung của nội dung này không cao.

c. Mức độ cộng tác của Ban đại diện CMHS lớp với GVCN

Khảo sát các giáo viên chủ nhiệm về mức độ cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp với họ để giáo dục học sinh, kết quả được trình bày trong bảng 2.22 :

Bảng 2.22: Mức độ cộng tác với các GVCN của Ban đại diện CMHS lớp

Thường

xuyên thoThỉảnh ng Rất ít khi Chưhia thện ực

Nội dung SL % SL % SL % SL % 1. Kết hợp giáo dục đạo đức học sinh 17 22,67 30 40,00 20 26,67 8 10,67 2. Giúp đỡđiều kiện cho các hoạt động của lớp 35 46,67 37 49,33 3 4,00 0 00 3. Thúc đẩy việc học tập của học sinh 21 28,00 36 48,00 13 17,33 5 6,67

4. Trợ giúp học sinh có hoàn

cảnh khó khăn 11 14,67 20 26,67 32 42,67 12 16,00

5. Vận động các CMHS thực

hiện tốt trách nhiệm giáo

dục con em

* Nhận xét:

Trong các hoạt động kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, việc giúp đỡ điều kiện cho các hoạt động của lớp là được thực hiện nhiều nhất và không có Ban đại diện nào chưa thực hiện, kế đến là việc động viên thúc đẩy học sinh học tập và tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Riêng việc vận động các bậc cha mẹ học sinh của lớp thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục con em chưa được Ban đại diện quan tâm thực hiện, có đến 60% Ban đại diện chưa thực hiện công việc này mặc dù đây là một trong những nhiệm vụ chính của Ban đại diện cha mẹ học sinh như trong điều lệ hội quy định.

Qua trao đổi, các thầy cô chủ nhiệm cho biết Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thường giúp đỡ các thầy cô những việc như tham gia sinh hoạt với lớp hàng tháng để động viên học sinh học tập, hỗ trợ phần thưởng để khen thưởng học sinh cuối học kỳ và cuối năm, giúp đỡ lớp trong các hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, cắm trại... Còn việc vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục con em thì rất ít khi, thường Ban đại diện chỉ thực hiện khi giáo viên chủ nhiệm nhờ họ đến gặp cha mẹ những học sinh nghỉ bỏ học để vận động các em đi học lại.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)