Thực trạng việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 49 - 51)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2Thực trạng việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS

NHÀ TRƯỜNG VỚI CMHS

2.2.2.1. Thực trạng quản lý việc liên lạcgiữa GVCN với CMHS

y Mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của GVCN

Có nhiều hình thức liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Qua khảo sát, mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của giáo viên chủ nhiệm với các cha mẹ học sinh được trình bày trong bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các hình thức liên lạc với CMHS của GVCN

n = 75

Thường

xuyên thoThỉảnh ng Rất ít khi Chưhia thện ực

Hình thức SL % SL % SL % SL % M 1. Dùng sổ liên lạc 74 98,67 1 1,33 0 00 0 00 3,98 2. Mời gặp CMHS 29 38,67 37 49,33 9 12,00 0 00 3,27 3. Trao đổi qua điện thoại 1 1,33 42 56,00 15 20,00 17 22,67 2,36 4. Viết thư thông báo 2 2,67 29 38,67 33 44,00 11 14,67 2,29 5. Đến gia đình HS để trao đổi 0 00 23 30,67 30 40,00 22 29,33 2,01 * Nhận xét:

Sổ liên lạc là hình thức liên lạc phổ biến nhất của các giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh. Qua khảo sát có 98,67% thầy cô sử dụng thường xuyên, điểm trung bình với 4 mức độ khảo sát là 3,98. Khi trao đổi với một số giáo viên chủ nhiệm, mức độ thường xuyên ở đây là thực hiện theo đúng quy định của Ban giám hiệu là phải tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, số ngày nghỉ học của học sinh từng 2 tháng vào sổ liên lạc để gởi về gia đình các em. Hình thức mời gặp cha mẹ học sinh ở trường có tỉ lệ 38,67% giáo viên sử dụng, điểm trung bình là 3,27. Như vậy dùng sổ liên lạc và mời gặp cha mẹ học sinh là hai hình thức được các giáo viên chủ nhiệm thực hiện với mức độ nhiều nhất và không có giáo viên nào chưa thực hiện.

Các hình thức liên lạc khác giáo viên chủ nhiệm cũng thường sử dụng như trao đổi với cha mẹ học sinh qua điện thoại có điểm trung bình là 2,36, viết thư thông báo cho gia đình học sinh với điểm trung bình là 2,29 và đến gia đình học sinh để trao đổi là 2,01. Như vậy ba hình thức liên lạc này ít được các giáo viên chủ nhiệm sử dụng, trong đó việc giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình học sinh để trao đổi là biện pháp thường mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn nhưng lại có tỉ lệ giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện nhiều nhất với 29,33%. Đến gia đình học sinh không phải chỉ để thông báo những khuyết điểm của các em mà còn nhằm để nắm chắc hoàn cảnh của học sinh và trao đổi thống nhất với cha mẹ các em những vấn đề cần phối hợp.

Qua phỏng vấn một số thầy cô, được biết giáo viên chủ nhiệm ít đến gia đình học sinh và hầu như chỉ đến nhà những học sinh chưa ngoan và khi đã mời gặp cha mẹ các em tại trường nhưng không được. Một lý do cũng làm cho các thầy cô ít đến nhà học sinh là khi đến nhà các em vào ban ngày thường ít khi gặp cha mẹ các em do họ đi làm, còn đến vào chiều tối hoặc ngày chủ nhật thì cũng khó khăn vì phần nhiều gia đình giáo viên chủ nhiệm ở địa phương khác.

y Lý do GVCN thường đến nhà để trao đổi với CMHS

Khảo sát lý do mà giáo viên chủ nhiệm thường đến nhà trao đổi với cha mẹ học sinh với kết quả như sau trong bảng 2.11:

Bảng 2.11: Lý do GVCN thường đến nhà để trao đổi với CMHS

Lý do SL % Thứ bậc

1. Học sinh vi phạm nghiêm trọng về rèn luyện

hạnh kiểm. 72 96,00 2

2. Học sinh thường xuyên không học bài làm bài

ở nhà. 50 66,67 4

3. Học sinh có biểu hiện bất thường về tâm lý. 55 73,33 3

4. Học sinh nghỉ bỏ học. 75 100,0 1

5. Đến thăm để tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh. 26 34,66 5

* Nhận xét:

Lý do mà giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh để trao đổi với cha mẹ các em chủ yếu là do học sinh có vấn đề như bỏ học (100%), vi phạm nghiêm trọng về rèn luyện hạnh kiểm (96%), có biểu hiện bất thường về tâm lý (73,33%), lười học (66,67%).

Hiện nay ở các trường được khảo sát, các giáo viên chủ nhiệm cho biết khi lớp mình chủ nhiệm có học sinh bỏ học, họ được yêu cầu phải đến gia đình học sinh vận động các em đi học trở lại và có ghi biên bản vận động để nộp lại cho ban giám hiệu trường. Khi thực hiện công việc này, giáo viên chủ nhiệm thường kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tăng thêm hiệu quả công việc. Đây là một biện pháp để duy trì sĩ số học sinh.

Việc đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh các em rất cần thiết cho công tác chủ nhiệm của giáo viên, nhưng qua khảo sát chỉ có 34,66% giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh với mục đích này. Qua trao đổi với một số học sinh, các em đều cho là chỉ có học sinh cá biệt mới “bị” thầy cô đến nhà nói chuyện với cha mẹ, chứ các em không nghĩ là thầy cô đến nhà học sinh để tìm hiểu và thống nhất yêu cầu giáo dục với cha mẹ các em. Điều này chứng tỏ ít có giáo viên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện với cha mẹ học sinh để nắm bắt thêm thông tin về các em và tham vấn giúp các cha mẹ làm tốt việc giáo dục con cái.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 49 - 51)