Khái quát về các xã và trường THCS vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 29)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Khái quát về các xã và trường THCS vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ VÀ TRƯỜNG THCS VÙNG NÔNG THÔN THỊ XÃ BÀ RỊA THÔN THỊ XÃ BÀ RỊA

2.1.1. Các xã vùng nông thôn:

Thị xã Bà Rịa có 8 phường nội thị và 3 xã thuộc vùng nông thôn là xã Hoà Long, Long Phước và Tân Hưng. Riêng xã Tân Hưng mới được thành lập năm 2004 với dân cư đa số từ nơi khác mới đến đây sinh sống.

Xã Hoà Long và Long Phước là hai xã có vị trí liền kề nhau và hơi tách biệt với các phường nội thị của thị xã. Đây là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, chịu nhiều tàn phá trong chiến tranh. Đa số các hộ gia đình có công với cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ở trong xã có nhiều hộ dân tộc ChauRo và gia đình thuộc diện chính sách được trợ cấp, có nhiều hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn của tỉnh. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương còn chậm, cuộc sống đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

Xã Nhân khẩu Hộ gia đình Hộ dân tộc Hộ thuộc

chuẩn nghèo

Hoà Long 11.749 2.776 179 678 (24,4%)

Long Phước 8.479 1.904 140 455 (23,9%)

(Nguồn: số liệu năm 2006 của UBND xã Hoà Long và Long Phước)

Trong nhiều năm qua, nhận thức về giáo dục trong nhân dân hai xã này chưa cao, cộng thêm điều kiện kinh tế còn khó khăn cho nên việc đầu tư cho học tập của con em ở nhiều gia đình còn nhiều hạn chế. Trách nhiệm giáo dục

con em của nhiều gia đình chưa được coi trọng, một số gia đình còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường. Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm còn cao, ý thức học tập của nhiều học sinh tại địa phương còn thấp. Hiện nay việc phát triển các loại hình giải trí như Games, Internet đã len lỏi trong cộng đồng dân cư, lôi cuốn nhiều đối tượng học sinh tham gia, đã làm ảnh hưởng xấu đến mức độ chuyên cần học tập và rèn luyện của học sinh trên địa bàn.

Do tình hình chất lượng giáo dục ở các trường nhiều năm chưa có chuyển biến tốt, do đó vào năm 2000 thị ủy Bà Rịa có nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn thị xã và đặc biệt chú trọng đến các xã vùng nông thôn. Thực hiện nghị quyết của thị ủy, chính quyền thị xã đã đầu tư nhiều cho việc phát triển giáo dục ở hai xã Hoà Long và Long Phước như xây dựng cơ sở vật chất các trường học; tăng cường giáo viên giỏi từ nơi khác đến; cấp kinh phí để các trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém; thực hiện miễn thu học phí, tiền cơ sở vật chất và trợ cấp cho học sinh thuộc gia đình nghèo, diện chính sách… Hiện nay tình hình giáo dục ở hai xã này đã có tiến triển nhưng còn chậm và chất lượng giáo dục còn cách biệt nhiều so với các trường ở các phường nội thị của thị xã.

2.1.2. Các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa

Thị xã Bà Rịa có các trường THCS thu nhận học sinh ở các xã vùng nông thôn là THCS Nguyễn Thanh Đằng, Dương Văn Mạnh, Long Toàn và Phước Nguyên. Năm học 2006-2007 ở các trường này có:

+ Tổng số lớp: 76 lớp với 3038 học sinh.

+ Số cán bộ quản lý: 11 người, tất cả đều có trình độ đại học, có 8 người đã được học về quản lý giáo dục.

+ Tổng số giáo viên: 146 người, trong đó có 76 giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp.

- Có trình độ đại học là 24 người, chiếm tỉ lệ 31,58%. - Là nam giáo viên : 9, chiếm tỷ lệ 11,85%.

- Là nữ giáo viên : 67, chiếm tỷ lệ 88,15%. - Có thâm niên dạy học như sau:

Số năm 1 năm 2 – 5 năm 6 – 10 năm trên 10 năm

Số GVCN 0 25 36 15

Tỷ lệ 0 32,89 47,37 19,74

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN THỊ XÃ BÀ RỊA

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát 325 cha mẹ học sinh và 76 giáo viên chủ nhiệm của các trường THCS thuộc vùng nông thôn thị xã Bà Rịa. Khi tổng hợp có 308 phiếu trả lời hợp lệ của cha mẹ học sinh và 75 phiếu của giáo viên chủ nhiệm. Cũng có một số câu hỏi và một số ý trong từng câu hỏi, người được khảo sát không trả lời.Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện phỏng vấn 5 cán bộ quản lý, 12 giáo viên, 25 cha mẹ học sinh khác và một số học sinh cũng ở các trường trên để khẳng định kết quả khảo sát bằng phiếu.Nội dung khảo sát và phỏng vấn về thực trạng nhận thức và hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong 3 năm học qua (2003-2004, 2004-2005, 2005-2006).

Câu hỏi dành cho cha mẹ học sinh tập trung vào các nội dung:

- Nhận thức về ý nghĩa sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, ý kiến về cách thức quản lý việc học tập của con, sự cần thiết của các công việc phối hợp với nhà trường.

- Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục con ở nhà và những công việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.

- Nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Câu hỏi dành cho giáo viên chủ nhiệm tập trung vào các vấn đề:

- Nhận thức về ý nghĩa sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, sự cần thiết của các nội dung cần phối hợp với cha mẹ học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ thực hiện các công việc phối hợp với cha mẹ học sinh.

- Nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Kết quả khảo sát được tổng hợp thành 24 bảng, một số kết quả được tính điểm trung bình M và độ lệch chuẩn S theo cách tính sau:

- Tính điểm trung bình M: câu hỏi có thang mức độ khảo sát thường có 4 hoặc 3 mức độ từ cao xuống thấp, khi tính điểm trung bình sẽ mã hoá các mức độ từ cao xuống thấp bằng điểm số, theo thứ tự là 4 hoặc 3 điểm xuống đến 1 điểm là mức độ thấp nhất.

- Tính độ lệch chuẩn S theo công thức: S = ( 2 ) ( )2 ( 1) n X f Xf n n Σ − Σ −

Nội dung và kết quả khảo sát về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh ở các trường vùng nông thôn thị xã Bà Rịa gồm các phần:

- Thực trạng nhận thức của CMHS, GVCN và BGH các trường. - Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS.

- Nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường với CMHS.

2.2.1. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA CMHS, GVCN VÀ BGH CÁC TRƯỜNG VỀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRƯỜNG VỀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH 2.2.1.1. Nhận thức về sự phụ thuộc của kết quả giáo dục học sinh vào

việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Kết quả khảo sát nhận thức của các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh về mức độ phụ thuộc của kết quả giáo dục học sinh vào việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình được trình bày trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Mức độ phụ thuộc của kết quả giáo dục học sinh vào việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Theo GVCN Theo CMHS Mức độ SL % M SL % M 1. Rất nhiều 41 54,67 145 47,07 2. Nhiều 21 28,00 89 28,90 3. Một phần 13 17,33 60 19,48 4. Không phụ thuộc 0 00 3,37 14 4,55 3,19 75 100,00 308 100,00 * Nhận xét:

Có 100% giáo viên chủ nhiệm và 95,45% cha mẹ học sinh cho rằng kết quả giáo dục học sinh bị phụ thuộc vào việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tỉ lệ cho là phụ thuộc rất nhiều của giáo viên chủ nhiệm là 54,67% và của cha mẹ học sinh là 47,07%. Điểm trung bình M của 4 mức độ khảo sát về nội dung này theo giáo viên chủ nhiệm là 3,37 và theo cha mẹ học sinh là 3,19. Tỉ lệ này ở trên mức trung bình khá cao, như vậy đa số các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều cho rằng kết quả giáo dục học sinh phụ thuộc nhiều và rất nhiều vào việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Tuy nhiên qua khảo sát cũng có 4,55% cha mẹ học sinh cho rằng kết quả giáo dục học sinh không phụ thuộc vào việc phối hợp giữa nhà trường và gia

đình. Khi trao đổi với một số cha mẹ học sinh, có người cho rằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phần lớn là do ý thức của các em. Có cha mẹ học sinh còn đưa ra trường hợp cụ thể gia đình mình có hai con đi học, anh lười học nên có học lực yếu phải học lại cùng khối lớp với em. Người em chăm học nên cha mẹ không cần nhắc bảo, còn anh thì thường xuyên được cha mẹ quan tâm kiểm tra và kết hợp với thầy cô để giáo dục nhưng kết quả vẫn không tiến bộ nhiều.

Với kết quả khảo sát này chứng tỏ còn một bộ phận cha mẹ học sinh chưa có nhận thức đúng về giáo dục. Kết quả giáo dục học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp này cũng là một nguyên lý giáo dục của nước ta.

2.2.1.2. Nhận thức về vai trò của các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Khảo sát các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh về vai trò của các lực lượng giáo dục gồm ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, kết quả như sau trong bảng 2.2a và 2.2b:

Bảng 2.2a: Nhận thức của GVCN về vai trò của các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

n = 75 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Nội dung SL % SL % SL % M 1. Sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm. 36 48,00 39 52,00 0 00 2,48 2. Sự kết hợp giáo dục của CMHS. 53 70,67 22 29,33 0 00 2,71 3. Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường. 5 6,67 42 56,00 28 37,33 1,69 4. Sự cộng tác của Ban đại diện CMHS. 16 21,33 22 29,33 37 49,33 1,72

Bảng 2.2b: Nhận thức của CMHS về vai trò của các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

n = 305

Rất quan

trọng Quan trọng Không quan trọng

Nội dung SL % SL % SL % M 1. Sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm. 209 68,52 91 29,84 5 1,64 2,67 2. Sự kết hợp giáo dục của CMHS. 166 54,43 114 37,38 25 8,19 2,46 3. Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường. 120 39,34 163 53,44 22 7,21 2,32 4. Sự cộng tác của Ban đại diện CMHS. 76 24,92 196 64,26 33 10,82 2,14 * Nhận xét:

Có 100% giáo viên chủ nhiệm cho rằng sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm và sự kết hợp giáo dục của cha mẹ học sinh là quan trọng và rất quan trọng trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình, điều này hoàn toàn hợp lý vì giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là lực lượng trực tiếp thực hiện sự phối hợp này. Trong khi đó khảo sát cha mẹ học sinh lần lượt có 1,64% và 8,19% cho rằng hai nội dung trên là không quan trọng. Như vậy có một số cha mẹ học sinh nhận thức không đúng về vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm và sự kết hợp với nhà trường của cha mẹ học sinh.

Đặc biệt có đến 37,33% giáo viên chủ nhiệm cho là sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường về việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì không quan trọng, tương tự là 49,33% đối với nội dung sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhưng theo ý kiến của các cha mẹ học sinh đối với hai nội dung trên chỉ lần lượt có 7,21% và 10,82% cho là không quan trọng. Điểm trung bình M của 3 mức độ khảo sát như sau: theo giáo viên chủ nhiệm thì sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường là thấp nhất chỉ bằng 1,69, kế đến là nội dung sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh bằng 1,72. Nhưng theo các cha mẹ học sinh thì sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh là thấp nhất bằng

2,14, kế đến là sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường bằng 2,32. Như vậy có nhiều giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh cho là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chủ yếu là việc làm của các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, mà chưa coi trọng vai trò của Ban giám hiệu trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác này, và đặc biệt số giáo viên chủ nhiệm có ý kiến này lại nhiều hơn số cha mẹ học sinh.

Theo giáo viên chủ nhiệm, nội dung sự kết hợp giáo dục của cha mẹ học sinh có điểm trung bình cao nhất bằng 2,71, nhưng theo ý kiến của cha mẹ học sinh thì sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm có điểm trung bình cao nhất bằng 2,67. Như vậy theo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm thì sự kết hợp của cha mẹ học sinh là quan trọng nhất, còn theo cha mẹ học sinh thì sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. Kết quả này cho thấy cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều cho rằng vai trò của đối tượng phối hợp với mình thì quan trọng hơn, có nghĩa là nhà trường đặt nặng vai trò của gia đình và gia đình thì đặt nặng vai trò của nhà trường trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.3. Nhận thức về trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và gia đình Khi đặt vấn đề nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình hay gia đình phải chủ động phối hợp với nhà trường, kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của GVCN và CMHS

về trách nhiệm chủ động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Kết quả Nội dung Theo ý kiến SL % GVCN 54 72,00 1. Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình CMHS 206 66,88 GVCN 62 82,67 2. Gia đình phải chủ động phối hợp với nhà trường CMHS 292 94,81

Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát ở bảng 2.3 0% 20% 40% 60% 80% 100% Trách nhiệm chủđộng của GV Trách nhiệm chủđộng của CMHS Theo GVCN Theo CMHS * Nhận xét:

Đa số giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều đặt nặng trách nhiệm chủ động của gia đình hơn là trách nhiệm chủ động của nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh với tỉ lệ cao nhất là 94,81% , ý kiến của giáo viên chủ nhiệm với tỉ lệ là 82,67%.

Khi phỏng vấn, trò chuyện với một số giáo viên, các thầy cô cho rằng cha mẹ sinh con ra thì phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con trong đó có trách nhiệm chủ động gặp các thầy cô để phối hợp giáo dục con. Nhận thức về trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và gia đình như vậy là chưa đúng vì nhà trường phải chủ động thống nhất yêu cầu giáo dục với gia đình và xã hội để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. Trường học là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu giáo dục; ngoài ra nhà trường còn có đội ngũ thầy cô giáo được đào tạo có

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thông thị xã Bà Rịa (Trang 29)