M ục tiêu yêu cầu chung.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận.
Kết luận.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”, tôi rút ra kết luận như sau:
* Xuất phát từ thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo còn nhiều bất cập, việc tăng cường quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện là quan trọng.
Phòng Giáo dục đã áp dụng các biện pháp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
giáo viên tiểu học ở huyện đạt được một số kết quảđáng khích lệ trong những năm qua.
Những mặt thực hiện được.
Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện và ngành giáo dục đối với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cử giáo viên đi học đầy đủ chỉ tiêu được Tỉnh giao. Đồng thời UBND tỉnh ban hành các quyết định về chế độ chính sách hỗ trợ về kinh phí, góp phần giảm khó khăn cho người học, mặt khác cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên sẵn sàng hỗ trợ khi CBQL, giáo viên
đi học.
- Đối với việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học được giáo viên đánh giá cao các kết quả đạt được như tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên đáng kể, từ 30% đạt chuẩn năm 2000 lên 84,7% năm 2006. Trong đó có 24,8% trên chuẩn.
* Về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
- Giáo viên nhận thức việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã giúp cho việc nâng cao trình độ
các mặt cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và giúp cho giáo viên có nhận thức tốt hơn trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy đối với chương trình và sách giáo khoa mới, đã bổ sung nhiều kiến thức , kỹ năng, thái độ của ĐNCBQL, GV khá hơn so với trước khi ĐTBD.
- Các phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở huyện đảm bảo phù hợp tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở huyện phù hợp điều kiện cụ thể, đáp ứng nhu cầu của đa số CBQL&GV.
- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả tốt, công tác phối hợp các nguồn lực đạt hiệu quảđúng kế hoạch phù hợp thực tế của huyện.
Đánh giá kết quả: Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL&GV đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy học ở các trường.
Từ đó chúng ta có thể khẳng định những biện pháp mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Giáo thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học là phù hợp, có quy trình, hệ
thống tương đối đồng bộ.
Những mặt còn hạn chế .
- Hạn chế hiện nay là trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên vẫn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế về giảng dạy, giáo dục ở huyện và chưa thực sự gắn bó chặt chẽ giữa việc
đào tạo bồi dưỡng với việc bố trí sử dụng.
- Nhu cầu của việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa được đáp ứng do khó khăn về biên chế, điều kiện đi lại, về chỉ tiêu cấp trên giao nên số lượng giáo viên dự học ĐTBD còn ít.
Nguyên nhân của các mặt hạn chế trên do.
- Yếu tố khách quan huyện mới tái lập nên có sự điều chỉnh về địa giới hành chính các xã, hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa có sự điều chỉnh kịp thời. Huyện thuộc vùng sâu vùng xa của Tỉnh, Kinh tế-xã hội còn khó khăn, chế độ chính sách cho
đội ngũ giáo viên còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và đi lại học tập của đội ngũ
CBQL,GV.
- Do địa bàn huyện cách xa trường CĐSP Bình Dương: ĐHSP TP.HCM, trong khi chưa
được mở các khóa ĐTBD tại huyện, nên việc ĐTBD còn gặp nhiều khó khăn.
- Về mặt chủ quan, việc phân cấp quản lý chưa tạo được sự thống nhất cao giữa Sở Giáo dục-Đào tạo với UBND huyện như: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý việc cử ĐNCBQL, GV đi học nâng cao trình độ; CBQL một vài trường chưa phát huy tốt phương pháp quản lý bằng công tác thi đua, nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy, động viên đội ngũ giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng.
Kiến nghị.
Đối với Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, đồng thời nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ việc đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường Trung học sư phạm, Cao đẳng và Đại học sư phạm để giáo sinh sư phạm có điều kiện tiếp cận thực tiễn để có đủ
năng lực khi được phân công về giảng dạy tại các trường phổ thông.
- Ban hành văn bản quy định về định mức thời gian cho giáo viên đứng lớp cụ thể hơn cho phù hợp chương trình giáo dục phổ thông. Hiện nay một số trường có tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ, Tin học, Nhạc, Hoạ, một số trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (toàn trường hoặc
một số lớp tiểu học) nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về biên chế nên việc xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên ở cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Thực hiện chủ trương của Chính phủ là cán bộ, công chức làm việc 40 giờ/tuần, nhưng do phân phối chương trình chưa có sự điều chỉnh hợp lý. Do vậy CBQLGD, giáo viên phải làm việc quá số giờ quy định. Vì vậy, kiến nghị Bộ giáo dục xem xét điều chỉnh lại chương trình giáo dục theo hướng giảm tải, tạo điều kiện cho CBQLGD, giáo viên có thời gian học tập nâng cao trình độ.
- Chỉ đạo các trường sư phạm đưa việc đổi mới phương pháp dạy học để giảng dạy cho những giáo viên tương lai và tăng cường bồi dưỡng khả năng, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên đã được đào tạo trước đây. Có như thế, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng mới sử dụng được những thiết bị giáo dục một cách thành thạo, nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành liên quan như Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở xây dựng.v.v.. cần đẩy tốc độ nhanh hơn nữa việc lập hồ sơ xây dựng; đầu tư kinh phí …
nhiều hơn để xây dựng cơ sở trường lớp, đầu tư thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng trường
đạt chuẩn quuốc gia, giúp việc thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày.
- Kiến nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Chính phủ cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ
giáo viên; có chính sách động viên bằng chế độ tiền lương cụ thể hơn, nhằm tạo động lực cho CBQLGD và đội ngũ giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ và yên tâm công tác.
Đối với Sở giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ để tuyển dụng, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong Tỉnh theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn. Từng bước sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên trẻ đã đào tạo hệ chính quy được tham gia giảng dạy, tránh lãng phí trong đào tạo.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát trình độ, năng lực giảng dạy thực tế của đội ngũ giáo viên, trên cơ sởđó đề nghị UBND Tỉnh đề ra chế độ hợp lý để chọn giáo viên chưa đạt trình độ
chuẩn đi học bồi dưỡng, nâng cao trình độ hoặc sắp xếp, phân công lại hợp lý hơn nhằm bảo
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc cơ sở thực hiện theo Quyết định 57/2005/QĐ-UB ngày 4/5/2005 của UBND Tỉnh về việc thực hiện đề án nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giai
đoạn 2005-2010.
Mở rộng việc mở lớp bồi dưỡng chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị ở các huyện, tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đi học.
Cải tiến việc đánh giá xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên theo hướng lấy chất lượng giáo dục làm trọng tâm, nâng tỷ lệ giáo viên được nâng lương trước thời hạn nhằm tạo động lực mạnh mẽ giúp đội ngũ giáo viên phát huy năng lực giảng dạy.
Chỉđạo trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương trong việc rà soát nhu cầu thực tiễn ở cơ sở
và tăng cường thiết bị phục vụ giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tếđào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các huyện.
Đối với UBND huyện Phú Giáo.
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Quan tâm đúng mức và chỉ đạo sâu sát ngành giáo dục huyện thực hiện có hiệu quả đề án
đào tạo bồi dưỡng giáo viên mà ngành đã tham mưu.
- Chỉ đạo tăng cường xã hội hoá giáo dục, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ về vật chất, thời gian, cho đội ngũ giáo viên có điều kiện tốt hơn trong việc học tập nâng cao trình độ.
Chỉ đạo chính quyền, đoàn thể các xã, thị trấn tăng cường hỗ trợ nhà trường trong việc huy
động, duy trì sĩ số học sinh, thực hiện tốt phổ cập giáo dục.
Phát triển xây dựng thêm nhà công vụ giáo viên và đồng thời hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí cho ngành giáo dục được mở các lớp bồi dưỡng giáo viên tại huyện góp phần hoàn thành kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên huyện nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà.