Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Một phần của tài liệu 253 Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 34 - 37)

2. Các biện pháp phi thuế quan khác trong khuôn khổ WTO có liên quan đến bảo hộ hàng nông sản

2.3. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng đ−a ra định nghĩa về trợ cấp và phân loại trợ cấp thành 4 loại là (1) Có sự đóng góp tài chính của Chính phủ; (2) Chính phủ có chuyển trực tiếp các khoản vốn; (3) Các khoản phải thu của Chính phủ đ−ợc bỏ qua và (4) Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng.

Ngoài ra, Hiệp định còn xác định mối quan hệ giữa các biện pháp đối kháng và các biện pháp khắc phục đối với mỗi loại trợ cấp, đ−a ra cách đối xử khác biệt −u đãi hơn đối với các thành viên đang phát triển, cũng nh− thời hạn quá độ đối với các thành viên đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị tr−ờng. Điều đặc biệt l−u ý trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là ở chỗ chỉ có khoản trợ cấp nào mà gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một thành viên khác mới là đối t−ợng điều chỉnh của Hiệp định. Điều 6 của Hiệp định quy định các tr−ờng hợp sau đ−ợc coi là gây tổn hại nghiêm trọng: (1) tổng trị giá trợ cấp cho một sản phẩm v−ợt qua 5%; (2) trợ cấp để bù lỗ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; (3) trực tiếp xoá nợ hoặc cấp kinh phí để thanh toán nợ cho doanh nghiệp.

Ngoài mức bảo hộ cao, sự bóp méo th−ơng mại quốc tế trong nông nghiệp là kết quả của các loại trợ cấp mà chủ yếu là ở các n−ớc phát triển. Những năm qua, trong khi GATT đã thành công trong việc xây dựng các quy định cho trợ cấp hàng công nghiệp thì tổ chức này lại thất bại trong việc đ−a ra các quy định cho trợ cấp của Chính phủ đối với khu vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc xử lý các trợ cấp dành cho sản phẩm nông nghiệp sẽ tuân theo các nguyên tắc trong Hiệp định Nông nghiệp mặc dù các nguyên tắc này cũng bị chi phối bởi các quy định của Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng. Hiệp định cũng cho phép các n−ớc thành viên đ−ợc áp dụng thuế đối kháng. Các loại thuế đối kháng chỉ đ−ợc áp dụng trên cơ sở điều tra đã đ−ợc khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định này và Hiệp định Nông nghiệp.

Cần chú ý rằng, trong khi Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng cho phép các n−ớc đang phát triển sử dụng trợ cấp xuất khẩu trong giai đoạn quá độ thì việc áp dụng trợ cấp vẫn có thể bị n−ớc nhập khẩu đánh thuế đối kháng nếu nh− chúng gây ra tổn hại cho n−ớc nhập khẩu.

2.4. Các quy định quản lý th−ơng mại liên quan đến môi tr−ờng Trong khung khổ của WTO không có một hiệp định riêng nào về môi tr−ờng nh−ng trong nhiều hiệp định của WTO lại chứa đựng nhiều điều khoản liên quan đến môi tr−ờng. Các chính sách môi tr−ờng ngày càng đ−ợc quan tâm hơn trong tất cả các vòng đàm phán.

Vấn đề th−ơng mại và môi tr−ờng trong th−ơng mại quốc tế đ−ợc đề cập đến d−ới hai góc độ và phân chia thành hai quan điểm. Thứ nhất, các

n−ớc phát triển lo ngại về sự suy thoái của môi tr−ờng do tình trạng phát triển nhanh của các quốc gia đang phát triển gây nên và do đó đã áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ môi tr−ờng, trong đó có các biện pháp th−ơng mại. Thứ hai, các n−ớc đang phát triển lo ngại rằng tiến trình tự do hoá th−ơng mại sẽ dẫn đến sự xâm nhập ồ ạt của những sản phẩm, hàng hoá có ảnh h−ởng tiêu cực đối với môi tr−ờng.

Do có nhiều quan điểm khác nhau nên ch−ơng trình đàm phán về môi tr−ờng chỉ giới hạn trong những quy định hiện hành của WTO và những nghĩa vụ mang tính chất th−ơng mại trong các Hiệp định Đa ph−ơng về Môi tr−ờng (MEAs). Khoảng 200 MEAs (ngoài khuôn khổ WTO) liên quan đến nhiều vấn đề môi tr−ờng khác nhau hiện đang có hiệu lực và khoảng 20 trong số các hiệp định này chứa đựng các điều khoản có thể ảnh h−ởng tới trao đổi th−ơng mại, ví dụ thông qua việc cấm buôn bán một số loại sản phẩm nào đó hay cho phép các n−ớc hạn chế trao đổi trong một số tình huống nhất định.

Vấn đề bảo vệ môi tr−ờng cũng đ−ợc đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp. Điều 20 của Hiệp định Nông nghiệp cũng quy định các cuộc đàm phán về việc tiếp tục các ch−ơng trình cải cách cần phải tính đến các vấn đề phi th−ơng mại, trong đó có vấn đề môi tr−ờng. Phụ lục 2 của Hiệp định Nông nghiệp liệt kê các loại biện pháp trợ cấp khác nhau không thuộc diện phải cam kết cắt giảm, trong đó có nhiều biện pháp trợ cấp liên quan tới môi tr−ờng. Trong số các biện pháp này phải kể đến biện pháp cung cấp tài chính trực tiếp cho nhà sản xuất và các ch−ơng trình hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ các ch−ơng trình môi tr−ờng.

Xu h−ớng vận dụng các biện pháp th−ơng mại vì mục đích môi tr−ờng ngày càng gia tăng có nguy cơ gây trở ngại cho hàng xuất khẩu của các n−ớc đang phát triển. Các biện pháp này th−ờng bao gồm cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vì mục đích bảo vệ con ng−ời, động thực vật, hoặc ngăn chặn sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc nhằm thực hiện các hiệp định đa ph−ơng về môi tr−ờng. Mặc dù các biện pháp này có thể không vi phạm quy định của th−ơng mại quốc tế nh−ng việc vận dụng chúng lại tạo ra cản trở đáng kể đối với th−ơng mại quốc tế. Hiện t−ợng này đã từng diễn ra phổ biến trong các tranh chấp th−ơng mại của WTO, trong đó, nhiều vụ có liên quan tới việc lạm dụng các biện pháp th−ơng mại vì mục đích môi tr−ờng.

3. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng nông sản của một số n−ớc

Một phần của tài liệu 253 Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)