Thông tin trong khi thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu 297 Giải pháp nhân sự Công ty Hệ thống thông tin FPT (Trang 45 - 46)

- Mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy tuyến tính).

3.2.1Thông tin trong khi thực hiện công việc:

Truyền thông quả thực là một thứ keo gắn bó mọi thành viên trong tổ chức lại với nhau. Trong các tổ chức lớn, mỗi nhân viên ở mọi cấp độ là một mắt xích cần thiết trong chuỗi xích truyền thông, qua đó, thông tin được truyền đi trong tổ chức một cách mau lẹ và tự do. Các nhân viên có thể được giao phó các thông tin tài chính quan trọng, kể cả thông tin về các tiến trình chọn lực quyết định trong công ty. Những nhân viên thông thạo tin tức là những nhân viên tốt và hữu ích vì họ cảm thấy họ có liên quan.

Tổ chức các buổi họp giao ban hàng tuần, trong đó thông báo rõ với các nhân viên về kế hoạch kinh doanh, các chính sách công ty trong thời gian sắp tới.

Đối với các nhân viên triển khai dự án ở xa cũng được thông báo đều đặn tình hình công ty qua mail nội bộđể nhân viên được liên tục cập nhật các thông tin.

Tổ chức các hội nghị bàn tròn trong đó có sự tham gia của lãnh đạo công ty và các phòng ban liên quan để có thể trực tiếp trao đổi các vướng mắc, thảo luận về các khó khăn của công ty để tìm cách tháo gỡ.

Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể gặp ban giám đốc, ví dụ tổ chức các bữa ăn trưa chung trong công ty, các buổi party nhân dịp lễ kỷ niệm...

Hiện nay FIS đang tổ chức các buổi OpenTalk để mở rộng kênh thông tin giữa lãnh

đạo công ty và nhân viên. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao vì đang xây dựng theo hướng lãnh đạo trình bày, nhân viên hỏi và được giải đáp. Nên mở rộng thành các buổi tranh luận để nhân viên có thể trình bày các ý kiến của mình.

Tạm bỏ qua những phạm trù to tát kiểu như “dân chủ” hay “văn hoá thì thầm”,

Ởđây chỉ xin đề cập đến chuyện: Có thắc mắc về công việc, về chếđộ chính sách, về đủ mọi thứ liên quan đến công ty thì nhân viên FIS hỏi ai? Câu trả lời rất dễ: hỏi sếp trực tiếp của mình. Thế nhưng tại sao lại có khá nhiều người luôn than thở rằng “em là nhân viên ở dưới nên chẳng biết gì đến chếđộ, chính sách, định hướng ... của công ty” Thậm chí còn có trường hợp xin nghỉ xong mới biết là có chính sách mua cổ phiếu sau 2 năm để rồi tiếc. Tại sao vậy?

Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc đến nằm ở các vị trong thành phần họp giao ban FIS và giao ban các trung tâm của FIS. Thông tin, chính sách và các quyết định từ

Ban TGĐ được phổ biến trong giao ban công ty đầu tuần, nhưng xuống đến giao ban trung tâm bị mai một đi một ít, cho đến khi các vị họp giao ban trung tâm bị mai một

đi một ít nữa, cuối cùng thông tin đến được nhân viên còn quá ít, thậm chí có nơi không còn tý gì nữa! Nhiều lãnh đạo chẳng coi chuyện phổ biến thông tin đầy đủ

xuống nhân viên là việc quan trọng, nên người ta làm một cách đại khái hoặc thậm chí nhiều lúc bỏ qua. Thêm nữa có nhiều phòng tất cả thông tin nằm lại trong đầu ông Trưởng phòng, vì phòng đó có bao giờ họp giao ban đâu để mà phổ biến!

Nguyên nhân thứ hai nằm ở chính nhân viên: họđã không chịu hỏi, không dám hỏi hoặc thậm chí lười không hỏi để rồi lại búc xúc. Tại sao anh có thắc mắc mà không dám hỏi sếp trực tiếp của mình? Với những câu hỏi bình thường thì là vì anh không tin sếp hay anh nghĩ rằng sếp mình không biết để có thể trả lời được? Giải quyết tình trạng này chỉ có thể do chính nhân viên đó chủ động lên mà thôi. Hãy mạnh dạn hỏi thẳng thắn, trong trường hợp sếp trực tiếp không trả lời hoặc không biết, hãy hỏi lên cấp cao hơn.

Nguyên nhân thứ ba, cái này hơi khó: Đó là những câu hỏi rơi vào trường hợp nhạy cảm. Nhưng nếu anh làm việc nghiêm túc thì anh sợ hãi điều gì mà không dám thẳng thắn? Tất nhiên không phải 100% các thắc mắc đều hỏi thẳng đã là hay, nhưng thực tế chứng minh rằng phần lớn những câu hỏi vốn chẳng có gì nhạy cảm, hầu hết là do người có thắc mắc tưởng tượng ra cái sự nhạy cảm ấy mà thôi.

Một phần của tài liệu 297 Giải pháp nhân sự Công ty Hệ thống thông tin FPT (Trang 45 - 46)