Quá trình phát triển quan hệ kinh tế – thương mại Mỹ – Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung-Mỹ từ 2001 đến 2005 (Trang 28 - 41)

Hai năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1979), thương mại hai chiều cịn ở mức khiêm tốn 6,3 tỷ USD. Trong đĩ, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc 1,9 tỷ USD, xuất khẩu 3,6 tỷ USD và đạt thặng dư 1,7 tỷ USD. Thời gian đầu, do các nhà kinh doanh hai nước chưa cĩ những hiểu biết sâu sắc về

cách tiếp cận và phương thức hoạt động tại thị trường của nhau nên các nhà mơi giới Hồng Kơng và Hoa kiều sống ở Mỹ là cầu nối cho hoạt động ngoại thương hai nước. Mỹ giao dịch chủ yếu với mười cơng ty xuất nhập khẩu do Bộ ngoại thương Trung Quốc quản lý. Trong đĩ, Mỹ xuất khẩu hàng máy mĩc cơng nghiệp, thiết bị viễn thơng , máy tính ngũ cốc, sản phẩm hĩa chất và nhập khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, đồ chơi, máy cơng cụ, … Các nhà đầu tư Mỹ cũng bắt đầu tìm đến thị

trường Trung Quốc chủ yếu để tận dụng nguồn lao động rẻ, mức thuế xuất nhập khẩu thấp, nhất là tại các

đặc khu kinh tế vùng ven biển. Song, hoạt động của họ bị hạn chế do các nhà quản lý và người tiêu dùng Trung Quốc cịn xa lạ với hàng ngoại, dẫn đến sức mua trong nước yếu. Bên cạnh đĩ, Trung Quốc cịn

đưa ra chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi và liên doanh tăng cường sản xuất hàng để xuất khẩu, trong số này chỉ 30% sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Một trở ngại nữa là do Trung Quốc chưa cĩ thị trường ngoại hối nên việc chuyển lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngồi sang

các đồng tiền mạnh phải được phép của ngân hàng Trung ương Trung Quốc là ngân hàng duy nhất đảm nhiệm chức năng này.

Sau sự kiện Thiên An Mơn (1989), một trở ngại lớn đã xuất hiện với việc Chính phủ Mỹ quyết định trừng phạt Trung Quốc bằng cách đình chỉ các cuộc trao đổi cấp cao, gắn việc dành quy chế thương mại tối huệ

quốc cho Trung Quốc với các vấn đề nhân quyền. Thương mại giữa hai nước bị tác động mạnh bởi yếu tố

chính trị này. Đặc biệt, do bị hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao cơng nghệ, nhiều cơng ty Mỹđã thu hẹp quy mơ kinh doanh tại Trung Quốc và một số ít rút ra khỏi thị trường này. Tháng 9 năm 1993, Bộ Ngoại giao Mỹ trình lên Nhà Trắng bản kiến nghị yêu cầu thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, chuyển từ đối đầu sang “cam kết”. Hưởng ứng nỗ lực vận động tích cực của các cơ quan quốc phịng, Mỹ đã gỡ bỏ

những quy định hạn chế chuyển giao cơng nghệ, quốc phịng và bán vũ khí sang Trung Quốc. Căng thẳng chính trị giữa hai nước bắt đầu dịu đi và hai bên lại tiếp tục các chương trình trao đổi quân sự. Trong phạm vi cộng đồng quốc tế, Mỹ và Trung Quốc mở rộng hợp tác tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề khơng phổ

biến vũ khí hạt nhân, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và hịa bình ở Campuchia. Đầu tháng 6 năm 1994 quyết định quy chế thương mại tối huệ quốc cho Trung Quốc là bước ngoặt lớn tách dần chính trị ra khỏi các mối quan hệ kinh tế, mở ra một kỷ nguyên mới hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

Đến năm 1998, thương mại hai nước đã cĩ những bước tiến đáng kể với tổng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 5,1 tỷ USD và nhập khẩu là 8,5 tỷ USD (tăng 4,5 lần so với năm 1981), tạo ra mức thâm hụt thương mại 3,4 tỷ USD cho Mỹ, biến Mỹ thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Hồng Kơng và Nhật Bản. Cơ cấu thương mại Mỹ – Trung cũng thể hiện những thay đổi rõ rệt. Theo đĩ, Mỹ tăng cường xuất khẩu thiết bị cơng nghiệp như phương tiện giao thơng vận tải, hàng điện tử, đồ điện và nhập khẩu giày dép, hàng dệt, đồ chơi. Ngược lại, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu ngũ cốc và nhiều thực phẩm khác của Mỹ. Để lý giải cho sự thay đổi cơ cấu này, cĩ thể thấy điều quan trọng nhất là Trung Quốc đã nhanh chĩng hội nhập và phụ thuộc hơn vào thị trường quốc tế. Từ đĩ rút ngắn được khoảng cách về thể chế giữa kinh tế Trung Quốc với các nền kinh tế thị trường, gĩp phần làm tăng tính cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Sự phát triển năng động của Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđã thu hút nhiều cơng ty Mỹ mở rộng phạm vi hoạt động. Họ tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc hàng cơng nghệ cao, các sản phẩm sử dụng nhiều vốn như máy bay, ơ tơ, máy tính và nhiều thiết bị cơng nghiệp khác. Đồng thời xuất khẩu hàng tiêu dùng và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc với khối lượng lớn đã phản ánh những thay đổi trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc như sức mua mạnh, thị trường tiềm năng lớn, cho phép nhà đầu tư nước ngồi tăng thị phần tại thị trường nội địa. Trong điều kiện đĩ, các cơng ty Mỹ cĩ thể lưạ chọn đối tác là

những cơng ty hàng đầu của Trung Quốc và tận dụng mạng lưới phân phối rất hiệu quả của các cơng ty nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, điều này cũng giúp các cơng ty Mỹ

gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc phối hợp các cơ quan chức năng của Chính phủ Trung Quốc trong quản lý thị trường và chuyển đổi ngoại tệ.

Cơ cấu thương mại Mỹ – Trung cĩ một chút thay đổi khi hàng ngũ cốc xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh do Trung Quốc đã rất thành cơng trong phát triển nơng nghiệp. Sau khi Mỹ tăng cường

đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc với các dự án lớn, dài hạn, trực tiếp tập trung vào thị trường nội địa và Chính phủ Mỹ tháo bỏ các quy định hạn chế chuyển giao cơng nghệ sang Trung Quốc, xuất khẩu máy mĩc thiết bị của Mỹ tăng đáng kể. Tuy nhiên, ngân hàng xuất nhập khẩu và Bộ tài chính Mỹ vẫn rất dè chừng trong việc cấp tín dụng cho các cơng ty Mỹ trong hoạt động bán hàng tại Trung Quốc. Trong khi

đĩ, Chính phủ Nhật Bản và nhiều nước châu Âu vẫn tiếp tục cho Trung Quốc các khoản vay để mua hàng thiết bị cơng nghiệp của nước này. Khơng những thế, nhiều cơ quan Chính phủ Nhật Bản như ngân hàng Nhật Bản, Bộ thương mại và cơng nghiệp quốc tế, Bộ tài chính đã tài trợ cho nhiều dự án nghiên cứu chi tiết về sự phát triển kinh tế, chính trị, luật pháp của Trung Quốc, đồng thời cung cấp những thơng tin này cho các cơng ty của Nhật Bản. Việc thiếu ngân sách đã cản trở đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, lãnh sự quán tại các thành phố khác của Trung Quốc và tại Hồng Kơng, tiến hành những quan sát trên diện rộng và cụ

thể về nền kinh tế Trung Quốc. Thêm nữa, những nghiên cứu ít ỏi này được xem là bí mật và chỉđược lưu hành trong phạm vi hạn hẹp, khơng đến được với các cơng ty Mỹ. Do khơng cĩ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, nhiều cơng ty Mỹ vẫn ở thế bất lợi trên thị trường Trung Quốc so với các đối thủ cạnh tranh

đến từ châu Âu và Nhật Bản.

Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc cũng tăng đáng kể. Năm 1995 con số này cịn ở mức 33,8 tỷ USD, năm 1997 ở mức 49,6 tỷ USD và lên tới 68,6 tỷ USD năm 1999, đưa Trung Quốc thành nước cĩ mức thặng dư thương mại với Mỹ lớn thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này trước hết là do bản thân các cơng ty Trung Quốc cĩ sức cạnh tranh hơn trên thị

trường quốc tế do Chính phủ Trung Quốc cho phép họ chuyển đổi tiền tệ dễ dàng và được quyền trực tiếp bán sản phẩm của mình tại thị trường nước ngồi. Đặc biệt, việc bán hàng trực tiếp và gián tiếp của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng vọt cho thấy một thực tế là Trung Quốc cùng các nước ASEAN khác đã giành

được thị trường hàng hĩa sử dụng nhiều lao động của Mỹ từ tay các nước cơng nghiệp mới phát triển.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đã phát triển khả năng sản xuất và kỹ năng quản lý. Sở dĩ, Trung Quốc tạo ra mức thâm hụt thương mại lớn như vậy cho Mỹ là do họ đã đưa ra những biện pháp bảo hộ mới đối với hàng nơng sản của Mỹ như bột mì, thịt, cam quít.

Trước những khĩ khăn chủ quan và khách quan cho các doanh nghiệp Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, chính phủ Mỹ cho rằng giải pháp tốt nhất cho vấn đề này và để tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ

khi tiếp cận với thị trường Trung Quốc – như các doanh ngiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ – là hướng trung Quốc vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiến tới xĩa bỏ dần các hàng xuất khẩu của Mỹ. Ngày 15/11/1999, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một hiệp định thương mại lịch sử, mở đường cho việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng như mở tung cánh cửa của thị

trường to lớn hơn 1,2 tỷ người tiêu dùng của Trung Quốc. Tiếp theo, ngày 19/9/2000, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thơng qua việc dành quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho Trung Quốc.

2.1.2.Hiệp định thương mại Mỹ – Trung và việc dành quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, Mỹ coi hiệp định thương mại Mỹ - Trung ký kết tháng 11/1999 giống như “con đường một chiều”, mặc dù nĩ địi hỏi Trung Quốc phải nhượng bộ và giảm nhiều khoản thuế hơn so với những gì phía Mỹ phải làm trong việc mở cửa thị trường. Những lợi ích mà hiệp định này mang lại cho Mỹ vẫn cịn rất khiêm tốn, chỉ tăng thêm 1,7 tỷ USD hay chưa đến 0,5 % GDP, trong khi đĩ GDP của Trung Quốc tăng hơn 4,1%. Nhiều người Mỹ cho rằng Mỹ sẽ rơi vào một mối quan hệ bất lợi kéo dài với Trung Quốc. Nếu cĩ khối lượng hàng xuất khẩu đến và nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng theo mức Uy ban thương mại Mỹ dự tính thì trong 50 năm tới, thâm hụt thương mại của Mỹđối với Trung Quốc sẽđạt mức kỷ lục 649 tỷ USD. Chỉ riêng trong 10 năm tới thâm hụt thương mại tăng sẽ làm 817.000 người Mỹ mất việc làm.

Tuy nhiên, Mỹđánh giá đây chỉ là xu hướng trước mắt, hàng nhập khẩu rẻ sẽđem lại sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng Mỹ. Cịn về lâu dài, điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà sản xuất Mỹ phải chủ động và sáng tạo hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng lớn và mục tiêu của Mỹ khơng chỉ là nắm bắt các cơ hội mới trong những năm cuối thập niên 1990 này mà là trong những năm 2010 và 2020. Vấn đề mà Mỹ thực sự lo ngại trong quan hệ thương mại với Trung Quốc nằm

ở chỗ liệu Trung Quốc cĩ sẵn sàng hay cĩ đủ khả năng thực hiện đến cùng những cam kết của Hiệp định này hay khơng. Mỹ đã từng cĩ kinh nghiệm gặp phải các vấn đề phức tạp trong quá trình thực hiện Hiệp

định thương mại với nhiều nước và khu vực, nhưng riêng với Trung Quốc, khơng thể đốn trước được

điều gì sẽ xảy ra khi trong 2 thập kỷ qua, họđã phá giá tiền tệ tới 9 lần, trụ được trong suốt cuộc khủng hoảng châu Á và giờ đây, Trung Quốc dường như lại muốn tiếp tục thực hiện chính sách này. Nếu Trung Quốc lại một lần nữa phá giá tiền tệ, khiến hàng xuất khẩu của họ rẻ hơn, và Mỹ phải nhập khẩu với giá cao hơn, thì những lợi ích mà Mỹ hy vọng đạt được từ Hiệp định sẽ khĩ trở thành sự thực. Do vậy, Mỹđã

khuyến khích Trung Quốc gia nhập WTO, dựa vào quyền lực tập trung của tổ chức này để buộc Trung Quốc tuân theo các cam kết, như vậy sẽ hiệu quả hơn so với việc Mỹ đơn phương gây áp lực cho Trung Quốc. Bên cạnh đĩ Bộ Thương mại Mỹđã phác thảo một kế hoạch bao gồm 5 điểm bảo đảm Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết.

1.Hình thành một đội ngũ giám sát mới, nhanh nhạy, đứng đầu là một trợ lý bộ trưởng cùng một đội ngũ

các chuyên gia thương mại. Trong tương lai đội ngũ này sẽ tăng lên gấp 3 lần và sẽ cĩ những chuyên gia làm việc ngay tại đất nước Trung Quốc.

2.Quy định thời hạn rõ ràng đối với việc giám sát thị trường và các vấn đề thương mại với mục đích nhanh chĩng giải quyết các tranh chấp trước khi chúng chuyển thành những bất đồng thương mại thơng thường,

đồng thời xố bỏ tệ nạn quan liêu.

3.Kiểm sốt các luồng thương mại Mỹ – Trung, xây dựng một chương trình đặc biệt theo dõi mức tăng hàng nhập khẩu như chương trình thép nhập khẩu rất hữu hiệu, lập biểu đồ tăng trưởng xuất khẩu trong những khu vực quan trọng để giám sát việc Trung Quốc cĩ mở cửa thị trường theo thỏa thuận khơng, cĩ hình thức xử lý thích hợp đối với các vụ vi phạm luật chống phá giá và chống trợ cấp.

4.Chia sẻ kinh nghiệm với Trung Quốc trong việc thực hiện các điều khoản của WTO, hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của Trung Quốc.

5.Đẩy mạnh xuất khẩu và giúp các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là những nhà xuất khẩu lần đầu đến Trung Quốc, hiểu biết về các quyền pháp lý của Mỹ và những cam kết của Trung Quốc đối với WTO.

Sau Hiệp định thương mại, quyết định dành quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho Trung Quốc sẽ cĩ lợi trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ. Nĩ sẽ cho phép các khu vực mạnh nhất trong nền kinh tế Mỹ được cạnh tranh tại Trung Quốc, đáng chú ý nhất là lĩnh vực nơng nghiệp, ơ tơ, máy tính, dịch vụ tài chính, viễn thơng và thương mại điện tử. Nơng nghiệp Mỹ được đánh giá là lĩnh vực năng suất nhất thế

giới, việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc càng thúc đẩy tiềm năng này của Mỹ, theo đĩ:

-Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu nơng sản xuống 14,5 – 15%, định mức thuế tối đa cho lúa mì, ngơ, gạo bơng của Mỹ, tạo điều kiện cho các mặt hàng này cĩ tính cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. -Trung Quốc sẽ xĩa bỏ trợ giá xuất khẩu đối với hàng nơng sản. Đây là thành quả quan trọng nhất để tiến tới các thỏa thuận tiếp theo trong vịng đàm phán WTO.

-Trung Quốc sẽ giảm thuế cho các sản phẩm ưu tiên của Mỹ từ 31,5% xuống 14%, tạo sức hấp dẫn cho những sản phẩm này trên thị trường Trung Quốc. Mức cắt giảm diễn ra trong suốt thời hạn tối đa 4 năm từ

45% xuống 12% đối với thịt bị; 40% xuống 12% đối với cam quít, 30% xuống 10% đối với táo, 50% xuống 12% đối với các sản phẩm sữa và 65% xuống 20% đối với rượu vang. Trung Quốc sẽ áp dụng các hạn ngạch thuế suất tự do đối với hàng hĩa khối lượng lớn cĩ tầm quan trọng đặc biệt với nơng dân Mỹ. -Khu vực tư nhân hai nước được phép trực tiếp trao đổi, buơn bán hàng nơng sản và các doanh nghiệp Mỹ

khơng phải tiến hành qua các cơng ty thương mại Nhà nước do chính phủ và Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm sốt.

-Trung Quốc cho phép các cơng ty Mỹ tự do nhập khẩu xuất khẩu và phân phối sản phẩm của họở Trung Quốc, xố bỏ hạn ngạch và các hạn chế số lượng khác đối với một số mặt hàng quan trọng của Mỹ như

phân bĩn và cáp quang.

-Trước năm 2006, Trung Quốc sẽ giảm thuếđối với ơ tơ từ mức hiện thời 80%-100% xuống 25% và phụ

tùng ơ tơ xuống 10%, đồng thời các cơng ty Mỹ sẽ cung cấp tín dụng cho người Trung Quốc mua xe.

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung-Mỹ từ 2001 đến 2005 (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)