Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Một phần của tài liệu 293 Xây dựng quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An (Trang 74 - 77)

được bổ nhiệm lại.

- Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý

bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.

3.8.3. Bộ máy điều hành Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Long an:

Biên chế Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long an, trước mắt đề nghị biên chế thành lập: 16 người bao gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc quỹ, Phó Giám

đốc, Kế toán trưởng) và các Phòng, Ban nghiệp vụ gồm:

Phòng Kế hoạch - tổng hợp;

Phòng Thẩm định-Tín dụng;

Phòng Tài chính-Kế toán;

3.9. Các giải pháp hổ trợ :

Để cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An được thành lập và phát huy

đầy đủ vai trò của mình, xin kiến nghị một số vấn đề sau:

3.9.1. Về mặt cơ chế chính sách:

Bộ Tài chính cần xây dựng Hệ thống chế độ kế toán mới hoàn chỉnh,

phù hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ ĐTPT. Xây dựng hệ thống báo cáo

thống kê gọn nhẹ, đảm bảo phản ánh đầy đủ thông tin phục vụ việc giám sát,

quản lý hoạt động của Quỹ cũng như làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa

ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn để tháo gỡ những khó khăn, vướng

mắc, hỗ trợ cho hoạt động của Quỹ;

3.9.2. Đối với các cấp chính quyền tỉnh Long An:

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An cần nhận được sự quan tâm hỗ trợ đúng mức từ các cấp từ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND tỉnh),

UBND tỉnh và các ngành các cấp của tỉnh Long An thì hoạt động của Quỹ tăng trưởng rất nhanh, vai trò của Quỹ được khẳng định một cách mạnh mẽ, cụ thể:

-Đối với Tỉnh ủy Long An: cần chỉ đạo cho chính quyền tỉnh quan tâm

thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long an trong năm 2008;

- Đối với HĐND tỉnh Long An: có Nghị quyết phê duyệt đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An;

- Đối với UBND tỉnh Long an: có tờ trình đề án thành lập Quỹ đầu tư

phát triển tỉnh Long An cho HĐND tỉnh và tạo điều kiện bố trí đầy đủ nguồn

vốn điều lệ cho Quỹ. Tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ khai thông các nguồn

vốn, xem Quỹ là một đơn vị quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đầu tư

phát triển của tỉnh, tạo điều kiện cho Quỹ tham gia đầu tư các công trình, dự án đầu tư có khả năng chuyển hoá nguồn vốn cao như BT, BOT, chuyển nhượng quyền khai thác công trình,…

-Đối với Sở Tài chính tỉnh Long An:

Cấp đủ vốn điều lệ Quỹ khi được thành lập là 100 tỷ đồng;

Về tổ chức nhân sự: cử cán bộ có đủ trình độ chuyên môn của ngành để

kiện toàn bộ máy tổ chức của Quỹ;

Về cơ sở vật chất: tạo mọi điều kiện tốt cho Quỹ hoạt động.

-Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An:

Hướng dẫn nghiệp vụ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An;

Hướng dẫn quy chế đảm bảo tiền vay, trích lập quỹ dự phòng rủi ro, xử

lý rủi ro, gia hạn nợ, miễn hoặc giảm lãi tiền vay ... nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Quỹ.

3.9.3. Đối với Quỹ ĐTPT tỉnh:

Xác định rõ vai trò chiến lược của Quỹ trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, làm cơ sở cho việc định hướng mọi hoạt động của Quỹ cũng như

là yếu tố thúc đẩy sự năng động, tự chủ của Quỹ:

Thứ nhất, cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động thu hút, huy động các

nguồn vốn ngoài ngân sách tham gia vào các dự án đầu tư của Quỹ như huy động vốn dưới hình thức đồng tài trợ đầu tư hoặc cho vay đối với dự án; tham

gia sáng lập các công ty cổ phần để huy động vốn thực hiện các dự án theo

mục tiêu của Quỹ; tham gia góp vốn mua cổ phần trong các công ty để thực

hiện đầu tư; tham gia trên thị trường chứng khoán để nâng cao tính thanh

khoản cho các nguồn vốn của Quỹ.

Để từng bước nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn, Quỹ cần tiến

hành nghiên cứu xây dựng lộ trình phát hành trái phiếu Quỹ ĐTPT để huy động vốn dưới các hình thức như trái phiếu mục tiêu, trái phiếu đầu tư, trái

phiếu công trình… phù hợp với trình độ phát triển của từng Quỹ.

Thứ hai, về hoạt động đầu tư: cùng với hoạt động đầu tư gián tiếp dưới

trực tiếp với phương thức đầu tư ngày càng đa dạng hơn như làm chủ đầu tư

(hoặc đồng chủ đầu tư) đối với dự án, tham gia sáng lập các tổ chức để thực

hiện các mục tiêu đầu tư hoặc quản lý các hoạt động đầu tư của Quỹ, bỏ vốn

mua lại quyền khai thác các dự án đầu tư…

Thứ ba, cần chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động của Quỹ để từng bước nâng cao vị thế của Quỹ trong nước cũng như đối

với các đối tác nước ngoài. Đồng thời, cần chủ động đẩy mạnh công tác tiếp

xúc, tìm kiếm dự án, hướng dẫn, vận động các nhà đầu tư tham gia cùng Quỹ

cũng như tư vấn xây dựng, triển khai các dự án đầu tư. Cần từng bước thay đổi sang tư duy phục vụ thị trường.

Thứ tư, về tổ chức bộ máy: Tiến hành kiện toàn về tổ chức bộ máy, đảm bảo xây dựng được một lực lượng cán bộ có trình độ, năng lực đảm trách được các nhiệm vụ đa dạng của Quỹ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy

chế, quy trình hoạt động gọn nhẹ, chặt chẽ, tạo thuận lợi cho việc triển khai

hoạt động của Quỹ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ

Quỹ có tính dài hạn, hệ thống; xây dựng cơ chế thu hút nhiều cán bộ giỏi,

chuyên nghiệp, có thể đáp ứng được các công việc ngày càng đa dạng của Quỹ.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phương hướng và quan điểm xây dựng mô hình Quỹ ĐTPT

tỉnh Long An phải đạt được ba tiêu chí: bộ máy gọn nhẹ, tinh thông. Luận văn

đề ra hoạt động của Quỹ ĐTPT một cách thiết thực và mang lại hiệu quả cao

cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời đề xuất các nguyên tắc, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, phương án về hoạt động tài chính và cơ chế quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và đưa ra 3 nhóm giải pháp để xây dựng Quỹ ĐTPT tỉnh

Một phần của tài liệu 293 Xây dựng quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)