Đặc điểm, vai trò của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:

Một phần của tài liệu 293 Xây dựng quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An (Trang 46 - 49)

2005 Cơ cấu (%) 2010 Cơ cấu (%) 2015 Cơ cấu (%) 2020 Cơ (%) cấu

2.4.2. Đặc điểm, vai trò của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:

2.4.2.1 Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu về đầu tư phát triển của địa phương

Quỹ đầu tư phát triển địa phương là công cụ tài chính của chính quyền địa phương, do vậy hoạt động của Quỹ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

Hoạt động huy động vốn đa dạng của Quỹ thực hiện thông qua nhiều hình thức như: Hợp vốn đầu tư; tham gia góp vốn sáng lập công ty cổ phần, tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đầu tư

của Quỹ. Với uy tín của Quỹ sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, ngân hàng tham gia đầu tư vào các dự án đầu tư có tỷ

suất sinh lời ở mức vừa phải nhưng lại cấp thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Những hoạt động như vậy sẽ góp phần xã hội hoá hoạt động đầu tư của địa phương, thu hút nhiều nguồn vốn của dân cư, tổ chức tham gia đầu tư các

mục tiêu phát triển của địa bàn. Đây chính là đặc điểm nổi bật của Quỹ ĐTPT

so với các kênh huy động khác.

Khi hội đủ các điều kiện cần thiết, việc phát hành trái phiếu để huy động

vốn sẽ là được coi là kênh quan trọng để huy động vốn của các Quỹ ĐTPT.

2.4.2.2. Hạn chế yếu tố rủi ro về mất cân đối nguồn vốn tài trợ cho các

dự án

Trên thực tế, nguồn vốn phục vụ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh

tế kỹ thuật chủ yếu là các dự án trung và dài hạn. Vì vậy các Quỹ cần mở

rộng việc huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trung và

toàn trong hoạt động và hạn chế được các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động (rủi ro kỳ hạn).

2.4.2.3. Bổ sung vào kênh tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi

kênh này dần thu hẹp cho phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế

Trong thời gian tới, kênh tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực hiện thông

qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ từng bước được thu hẹp dần. Hoạt động

của Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ chuyển từ hỗ trợ trực tiếp thông qua các dự án cho vay ưu đãi sang hỗ trợ gián tiếp thông qua hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hay bảo lãnh tín dụng đầu tư. Do đó, các địa phương sẽ không thể tận

dụng kênh cung cấp vốn này cho các hoạt động đầu tư phát triển tại địa bàn. 2.4.2.4. Góp phần phát triển thị trường vốn:

Việc tham gia góp vốn mua cổ phần của các công ty và hoạt động huy

động vốn của Quỹ ĐTPT qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu trong tương lai sẽ góp phần phát triển hoạt động của thị trường vốn. Đồng thời sự phát triển của thị trường vốn cũng sẽ có tác động ngược lại đối với hoạt động của Quỹ, làm cho các tài sản của Quỹ có tính thanh khoản cao hơn và do vậy, khả năng huy động vốn của Quỹ trên thị trường vốn sẽ thuận lợi hơn.

2.4.2.5. Sử dụng vốn có hiệu quả:

Đặc thù hoạt động của Quỹ ĐTPT là gắn với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, vừa bám sát các chủ trương, định hướng phát triển

của tỉnh, thành phố, vừa phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Chính lợi thế này sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Quỹ.

Hơn thế nữa, với uy tín của Quỹ ĐTPT trong hoạt động đầu tư và trên thị trường tài chính, quỹ có thể trở thành đầu tàu định hướng đầu tư và thu hút các nhà đầu tư khác (kể cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng) cùng tham gia,

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, dân số và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An trong giai đoạn 2001-2007. Đồng thời dự báo khả năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An đến năm 2020, với các quan điểm và mục tiêu đòi hỏi Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Long An phải được hình thành là yếu tố khách quan, nhằm góp phần đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, hạn chế rủi ro về mất cân

đối nguồn vốn tài trợ cho các dự án, góp phần phát triển thị trường vốn và sử

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 293 Xây dựng quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng cường phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)