Chiến lược của SBU:

Một phần của tài liệu tập đoàn đa quốc gia ABB (Trang 49 - 51)

D. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC:

2. Chiến lược của SBU:

2.1. Sản phẩm điện: Trong các phân khúc kinh doanh đó, ABB có lịch sử phát triển lâu dài trong lĩnh vực sản phẩm điện với các sản phẩm hàng đầu, và là nhà sản xuất triển lâu dài trong lĩnh vực sản phẩm điện với các sản phẩm hàng đầu, và là nhà sản xuất tiên phong trong việc sản xuất các thiết bị đo đạc , kiểm soát điện năng như máy biến áp , dây cáp, bộ phận ngắc mạch điện…ABB đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực này. ABB luôn duy trì vai trò lãnh đạo của ngành sản xuất sản phẩm điện trong hoạt động của công ty thông qua việc nghiên cứu phát triển, các chương trình sản xuất các sản phẩm chất lượng … đồng thời, mảng sản phẩm điện luôn đóng vai trò là nguồn doanh thu bán hàng cao nhất cho ABB,doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu doanh thu trên các lĩnh vực hoạt động.

Trong giai đoạn này SBU sản phẩm điện đang theo đuổi chiến lược tạo sự khác biệt nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Chiến lược tạo sự khác biệt: Tốc độ phát triển của xã hội cùng những biến động không ngừng của môi trường đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong ngành công nghiệp năng lượng. Hai nhân tố quan trọng đã tạo ra sự thay đổi đó là: việc tăng nhu cầu về sử dụng điện năng và cách sử dụng điện năng hiệu quả cao hơn.

Trong chiến lược tạo sự khác biệt, ABB phản ứng với những thay đổi đó bằng cách tạo ra một mô hình thương mại mới, tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ bên ngoài, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện năng của con người. Các mô hình mới đó luôn định

hướng vào khách hàng, thõa mãn nhu cầu cho khách hàng để từ đó đạt được mục tiêu của công ty. Một trong những chiến lược đó của ABB là tổ chức lại cấu trúc cũng như chức năng của bộ phận bán hàng, thông qua bộ phận bán hàng để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hấp dẫn người tiêu dùng góp phần tăng doanh số bán cho công ty. Kết quả là bộ phận bán hàng đã có những thay đổi đáng kể. Công ty đã chỉ đạo nhân viên của mình di chuyển từ mô hình tập trung vào số lượng đến mô hình tập trung vào xây dựng và tăng cường các mối quan hệ lâu dài. Công ty đã có một sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc, thiết kế và hoạt động của các tổ chức bán hàng, hình thức đầu tư về hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động dịch vụ (dịch vụ bảo hành, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng…)để có thể “ thấu hiểu sâu sắc về khách hàng”

2.2 Sản phẩm tự động hóa:

Chiến lược tập trung khác biệt: không giống như phân khúc kinh doanh sản phẩm điện, ở cấp đơn vị kinh doanh sản phẩm tự động hóa chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng như cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp như động cơ điện, máy phát điện…không ngừng cải tiến liên tục các sản phẩm, với cam kết cao “ cống hiến toàn vẹn cho khách hàng, cung cấp những sản phẩm chất lượng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt nhất”. Để thực hiện được cam kết đó, ABB đã thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng, từ khi thiết kế đến khi tung một sản phẩm ra thị trường phải trải qua rất nhiều giai đoạn kiểm tra về chất lượng nghiêm ngặt. Trong cấp đơn vị kinh doanh này đã cống hiến nhiều giải pháp cho ngành công nghiệp tự động hóa. Với quá trình nghiên cứu không ngừng, công ty luôn tạo ra các sản phẩm hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm cho sản xuất công nghiệp. ABB hiện đang làm nghiên cứu về một số sản phẩm nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm cho sản xuất công nghiệp.

2.3. Sản phẩm qui trình tự động hóa:

Chiến lược tập trung: cũng giống như phân khúc kinh doanh sản phẩm tự động hoá, ở cấp đơn vị kinh doanh qui trình tự động hóa, đơn vị chỉ tập trung vào việc đáp ứng cho khách hàng các hệ thống kiểm soát, các ứng dụng tự động hóa cho doanh nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp hoạt động cho các lĩnh vực như khí đốt, hóa chất, dược phẩm,

…Chẳng hạn như sử dụng các công nghệ giám sát cho thiết bị điều khiển động cơ để theo dõi tình trạng có tải, quá tải, giảm tải, sai pha, lệch pha dòng điện,…mang lại hiệu quả trong vận hành sản xuất và bảo dưỡng hỏng hóc. Hay như tạo ra mạng trường thay thế thiết bị vào/ra tín hiệu số và tín hiệu tương tự như các thiết bị thông minh cho phép giảm chi phí và thời gian vận hành tăng hiệu quả bảo dưỡng bảo trì tăng cường độ sử dụng công nghệ và nâng cao năng suất sản lượng.

Kết luận các nguồn lực của mình để có thể dễ dàng phát huy được sức mạnh của mỗi tuyến sản phẩm đồng thời dễ dàng quản lí và phát triển nhân lực ở mỗi đơn vị kinh doanh của mình. Đồng thời với việc phân chia như vậy ABB có thể tập trung khả năng cải tiến- được xem là một trong những năng lực tuyên quyết của mình, để tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo trong từng đơn vị SBU.

Một phần của tài liệu tập đoàn đa quốc gia ABB (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w