Quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng Lịch sử và hiện tạ

Một phần của tài liệu 168 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa Công ty chứng khoán và khác hàng (Trang 41)

và hiện tại

Sau Thế chiến thứ I, trên thị tr−ờng chứng khoán Mỹ l−u hành một l−ợng chứng khoán trị giá khoảng 50 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, một nửa số chứng khoán trôi nổi này là không có giá trị. Điều đó là tấn bi kịch cho hàng nghìn công chúng đầu t−, những ng−ời đã bỏ toàn bộ vốn liếng, hoặc tiền tiết kiệm cả đời vào những chứng khoán vô giá trị này, và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929. Ng−ời ta cho rằng, chính sự vô trách nhiệm của các nhà bảo lãnh phát hành, các nhà tự doanh, môi giới chúng khoán, họ đã không trung thực, không thận trọng trong t− vấn khách hàng là nguyên nhân gây nên sự đầu t− quá mức này. Họ đã khuyến khích công chúng đầu t− vào tất cả các doanh nghiệp mà không có bất kỳ sự phân tích nào cho nhà đầu t−. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 đã khiến các nhà quản lý thị tr−ờng Mỹ phải suy nghĩ tới đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức trung gian thị tr−ờng. Cuối cùng, ng−ời ta đã quyết định thay thế nguyên tắc “caveat emptor”1 trong quan hệ giữa các công ty chứng khoán và nhà đầu t− bằng một loạt những trách nhiệm của các công ty chứng khoán dựa trên nguyên tắc theo đó thì ng−ời quản lý tài sản của ng−ời khác phải thực hiện những trách nhiệm của ng−ời đ−ợc ủy thác (trustee duties). Ngày nay, nhiều ng−ời cho rằng, nền kinh tế Mỹ phát triển hùng mạnh trong suốt bảy thập kỷ qua, kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 chính là nhờ sự chuyên nghiệp cao và đạo đức kinh doanh của ngành chứng khoán. Ngành chứng khoán phát triển đã tạo nên một thị tr−ờng vốn hiệu quả, một kênh chuyển vốn vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế.

Ngày nay, những yếu tố mà vì chúng, các nhà quản lý thị tr−ờng không thể không quan tâm đến mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng, đó chính là xu h−ớng hội nhập quốc tế và sự đột phá của công nghệ cao.

Một phần của tài liệu 168 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa Công ty chứng khoán và khác hàng (Trang 41)