Quỹ thu dọn mỏ chưa được trích lập

Một phần của tài liệu 141 Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam (Trang 72 - 73)

Sau khi mỏ không còn trữ lượng để khai thác hoặc khai thác không còn hiệu quả thương mại nữa thì phải tiến hành hủy mỏ. Các giàn khai thác và các kết cấu ngoài biến phải được cắt bỏ và thu gom hoàn toàn theo qui định của an toàn môi trườngbiển, môi trường sinh thái trả lại nguyên trạng bề mặt biển. Các giếng khoan khai thác, đường ống dẫn dầu, mùn khoan, rác thải,…phải được thu gom và hủy theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Chi phí để tiến hành cho công việc này cũng rất tốn kém lên đến hàng trăm triệu USD tùy theo quy mô, cấu tạo của mỏ. Ở

Việt Nam cho đến nay chưa có mỏ dầu khí nào được hủy do quá trình khai thác vẫn hoạt động tốt và có hiệu quả nên do đó chưa thiết lập quỹ dỡ mỏ.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ở chỗ vào cuối đời mỏ sản lượng khai thác giảm, thậm chí thu không bù được chi lúc đó sẽ không có đủ

nguồn tiền để thiết lập quỹ dỡ mỏ nên sẽ dẫn đến tình trạng nhà đầu tư rút về nước

để lại nguyên trạng mỏ cho nước chủ mỏ…Điển hình nhất là mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro khai thác từ năm 1986 đến nay là 22 năm, sản lượng khai thác đã giảm mạnh gần như cạn kiệt nhưng đến nay quỹ dỡ bỏ mỏ Bạch Hổ vẫn chưa được thiết lập. Nếu chúng ta không quản lý tốt vấn đề này sẽ dẫn đến giá trị dòng tiền bị âm do chúng ta phải bỏ chi phí xử lý thu dọn mỏ khi nhà đầu tư nước ngoài rút về nước.

Để đảm bảo nguồn tài chính sẵn sàng cho việc thu dọn mỏ chúng ta phải thiết lập quỹ dỡ mỏ ngay sau khi mỏ bắt đầu đi vào khai thác khi đó sản lượng còn cao.

Một phần của tài liệu 141 Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam (Trang 72 - 73)