Việt Nam có điểm mạnh về vị trí, điều kiện địa lý thuận lợi, có nhiều cảng biển trải dài là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài hình thành và xây dựng cơ sở sản xuất, vận tải, lưu thông hàng hoá trong các mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguyên nhiên vật liệu dồi
dào chưa được khai thác, lực lượng lao động cần cù, nhanh nhạy với kỹ thuật mới, dám nghĩ dám làm, giá nhân công rẻ so với nhiều nước trên thế giới là những nhân tố thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam hiện nay có tình hình an ninh và chính trị ổn định, có truyền thống dân tộc và đường lối phát triển kinh tếđúng hướng đã qua thực tiễn kiểm nghiệm và
được đánh giá cao trên trường quốc tế theo thời gian. Điều này đã xây dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm chuyển vốn vào làm ăn lâu dài.
Ngoài những mặt mạnh đã nêu trên thì những rào cản cho dòng đầu tư vào Việt Nam thể hiện qua các mặt sau:
- Bộ máy quản lý hành chính vẫn còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả
mặc dù đã có nhiều thời gian tương đối dài để hoàn thiện đổi mới. - Đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ từng bước được đào tạo nhưng còn non
yếu nghiệp vụ theo chuẩn mực quốc tế về nền kinh tế thị trường và nhất là về ngoại ngữ.
- Hệ thống pháp luật đã được xây dựng nhưng đang còn kiểm nghiệm để
hoàn chỉnh, hiện nay manh tính không ổn định thường xuyên phải bổ
sung và thay đổi làm cho nhà đầu tư khó tính toán hiệu quả trong một thời gian dài của dự án.
- Hệ thống hành chính cấp giấy phép còn chậm, đôi khi rườm rà, trên và dưới thiếu thống nhất. Luật đầu tưđã ra đời nhưng nghịđịnh và thông tư
hướng dẫn quá muộn gây tranh cãi trong giới đầu tư thậm chí nhà đầu tư
còn lợi dụng sơ hở của luật pháp để thực hiện những hành vi không phù hợp.
- Các mối quan hệ thương mại với nhiều nước chưa được mở hoặc chậm
được mở so với nhiều nước trong khu vực.