Phác thảo chế độ quản lý Ruộng đất làng xã Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai Việt Nam (Trang 35 - 41)

I. Tổng quan về tình hình quản lý đất đai của Việt Nam

1.1.Phác thảo chế độ quản lý Ruộng đất làng xã Việt Nam

1. Tình hình quản lý đất đai Việt Nam trớc năm 1945

1.1.Phác thảo chế độ quản lý Ruộng đất làng xã Việt Nam

+ Mấy nét về kết cấu kinh tế - xã hội

Nói đến chế độ ruộng đất làng xã Việt Nam điều đầu tiên phải nói đến kết cấu kinh tế - xã hội làng xã. Có thể nói chế độ ruộng đất làng xã bao gồm sở hữu và sử dụng đều phản ánh cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong thực thể này. Chế độ ruộng đất sản sinh ra cơ cấu kinh tế - xã hội; nhng đồng thời cơ cấu kinh tế - xã hội cũng là cơ sở để tái lập, tái sinh chế độ ruộng đất.

Làng cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc xa xa từ công xã nông thôn, ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có giai cấp và nhà nớc đầu tiên, vào khoảng thế kỷ I trớc CN. Đây là kiểu công xã nông thôn của một nớc thuộc khu vực Đông Nam á có nhiều điểm khác với

khu vực Đông Bắc á. ở Việt Nam, tình hình không nh trên, khí hậu nóng ẩm, gió mùa rất thích hợp với cây lúa nớc. Do đó, nói nh GS Joyce White

“về phơng diện tổ chức sản xuất, việc trồng cây lúa nớc thờng thờng là phân tán ly tâm, chứ không phải hớng tâm hợp tác”1.

Công xã nông thôn Việt Nam bảo lu ít tàn tích thị tộc mà nh từ buổi đầu đã mang đậm yếu tố gia đình nhỏ. ở Việt Nam gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất, có nhà cửa, đất ở, công cụ lao động riêng của mình. Nếu nh ở Trung Quốc, gia tộc là đơn vị xã hội cơ bản2 thì ở Việt Nam gia đình là đơn vị xã hội cơ bản.

Trong làng Việt Nam, một số gia đình nhỏ sống quây quần bên trong một khu địa lý nhất định gắn bó với nhau bằng quan hệ địa vực (hoặc gọi là láng giềng). Bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống cũng đợc duy trì dới các tổ chức dòng họ và dờng nh càng về sau vào thời Lê - Nguyễn

mới càng đợc củng cố bền chặt hơn. Mỗi làng bao gồm nhiều dòng họ, ít thì cũng 7,8 họ, nhiều thì đến mấy chục họ.

Vào thế kỷ XIV và chủ yếu là giữa thế kỷ XV, tổ chức hành chính xã - đơn vị cấp cơ sở của chính quyền quân chủ nhà Hậu Lê xác định. Cấp xã thời Hậu Lê cho đến Nguyễn (trớc 1945) phần nhiều cũng là làng và từ “làng xã” để chỉ một không gian xã hội thành một thuật ngữ chung là nh vậy. Trong thời Hậu Lê và Nguyễn, việc làng cũng là việc xã, tổ chức kinh tế của làng cũng là của xã. Đây là hiện tợng chồng xếp khá đặc biệt, để lại nhiều hậu quả phức tạp, đa dạng về kết cấu kinh tế - xã hội. Ngày nay, nhìn chung ở nông thôn trong không gian - xã hội có bị chia biệt, việc làng là việc thôn - ấp; còn việc xã là công việc chính quyền (bao gồm nhiều làng).

Một đặc điểm nổi bật của kết cấu kinh tế của làng xã truyền thống là đa nguyên. Các làng xã miền Bắc và miền Trung, xét về mặt kinh tế đều lấy nông nghiệp làm cơ sở chủ yếu, nhng làng nào cũng đều có kết hợp với thủ công nghiệp và thơng nghiệp đợc coi là nghề phụ bổ sung cần có. Đó là kết cấu

1 White, Joyce, 1992, “ Prehistorie Roots for Heterachy in Early Southeast Asian States, Paper prensentd at the Society for American Arcehaeeology 57th Annual Meeting at Pittsburgh.

2 Xem các sách Trơng Minh Viễn, Hoàng Sắc Văn Minh, chữ Hán, NXB Văn nghệ Thợng Hải, Trơng Gia Tộc, tr. 70-80; Bào Tông Hào, Đơng đại phát triển chiến lợcđích lý luận dữ thực tiễn, 1997, chữ Hán, Tam liên th điến, tr.227. Theo các tác giả này thì ở Trung Quốc công điền tan rã rất sớm, nhng tộc điền (ruộng họ) lại đợc tái lập cho đến gần đây. Và chính sự tồn tại lâu dài và bền vững của quan hệ thị tộc phụ hệ (dòng họ bên nam) là cơ sở cho những t tởng cộng đồng “ ăn cơm chung, mặc áo chung” của Thái bình thiên quốc giữa thế kỷ XIX.

“nông - công - thơng”. Tuỳ theo nhu cầu cuộc sống và điều kiện địa lý thiên nhiên khác nhau mà kết cấu kinh tế có sự thay đổi chút ít, chẳng hạn nh những làng Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Hơng Canh (Vĩnh Phúc) hoặc nh các làng rèn Đa Sĩ (Hà Tây), Kiên Lao (Nam Định), Nho Lâm (Nghệ An), Trng Lơng (Hà Tĩnh), Hiền Lơng (Thừa Thiên - Huế)...là những làng nghề có kết cấu công - nông - thơng. Chế độ ruộng đất của làng Việt cũng phản ánh kết cấu công - nông - thơng trên. Nhiều làng lại có số lợng nho sĩ đông (làm nghề dạy học) thì lại có kết cấu công - nông - thơng - sĩ. Những làng này có hội t văn, hội sĩ thì lại có ruộng đất cho hội văn, hội sĩ. Rõ ràng các kết cấu xã hội cũng góp phần tạo nên kết cấu kinh tế và chính kết cấu kinh tế góp phần củng cố kết cấu xã hội trên.

Điều đáng lu ý nữa là cơ sở vật chất tập hợp những ngời hoạt động các ngành nghề thủ công, thơng nghiệp, nho sĩ ... đều lấy ruộng đất làm điều kiện duy trì. Chẳng hạn hoạt động về thơng nghiệp có thị điền; hoạt động về ngành nghề lại có ruộng để tổ s truyền nghề; hoạt động về học hành thi cử lại có học điền...trong xã hội truyền thống, ruộng đất thật sự là điều kiện, là ph- ơng tiện vật chất cho các hoạt động xã hội của các cộng đồng, các tập thể.

Trong kết cấu xã hội cần phải kể đến những loại cộng đồng đợc tập hợp trên cơ sở quan hệ địa vực và quan hệ huyết thống.

- Theo quan hệ địa vực, bên trong làng thờng đợc chia ra làm các xóm, ngõ. Ngõ gồm các gia đình hai bên lối đi; xóm là một bộ phận của làng. Cách phân biệt địa vực trong làng Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ rất phức tạp, khó tìm ra một mô hình tổ chức chung.

- Theo quan hệ huyết thống, những gia đình nhỏ cùng một huyết thống phụ hệ đợc tập hợp trong một cộng đồng gọi là họ. Mỗi họ thờng có nhà thờ chung đợc gọi là từ đờng do tộc trởng quản lý. Ngôi tộc trởng thế tập giành cho ngời con trai trởng của dòng họ.

Bộ máy quản lý của làng xã có hai bộ phận:

- Hội đồng kỳ mục (với các tên gọi khác nhau nh kỳ hào, kỳ mục, chức sắc) gồm những ngời có uy tín và thế lực trong làng xã. Đứng đầu là tiên chỉ. Hội đồng này mang tính đại diện cho làng xã tự trị, giữ vai trò chỉ đạo quản lý hoạt động của làng xã.

- Hội đồng chức dịch (với các tên gọi là dịch, kỳ dịch) là những ngời điều hành các công việc trong làng, chịu trách nhiệm trớc chính quyền cấp trên. Đứng đầu hội đồng chức dịch từ thế kỷ XV-XVIII là xã trởng, sang thế kỷ XIX đến năm 1945 là lý trởng. những chức dịch đợc hội đồng kỳ mục đề cử, dân làng bầu cử. Họ phải hoàn thành các nhiệm vụ thu thuế, bắt lao dịch, binh dịch đối với nhà nớc. Nói chung, họ phải chịu sự chỉ đạo của các kỳ mục.

+ Các hình thức sở hữu ruộng đất

* Quốc gia công điền, công thổ.

Thuật ngữ “quốc gia công điền, công thổ” đợc ghi vào văn bản hành chính nhà nớc thời Nguyễn là chỉ bộ phận ruộng đất công làng xã.

Bộ phận này phần lớn tập trung ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Vào những năm 30 của thế kỷ này, một số tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Yên...vẫn còn có đến gần 30% số lợng diện tích canh tác. Riêng hai tỉnh Nam Định, Thái Bình số công điền, công thổ nhiều nhất, có trên 30% tổng diện tích canh tác1, và ở một số tỉnh này trong các thế kỷ trớc đã tiến hành khai hoang khá nhiều. Những ruộng đất ven biển đợc khai hoang một phần trở thành công điền, công thổ. Trong hai tỉnh trên, các huyện ven biển lại có nhiều ruộng công nhất, nh các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trờng, Trực Ninh, Tiền Hải, Thuỵ Anh...

Tại các tỉnh nằm sâu trong vùng đồng bằng nh Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh thì những phủ huyện có sông lớn chảy qua cũng thờng có nhiều công điền nhất, dới tên gọi là “công châu thổ”. Chế độ t hữu ở làng xã đồng bằng sông Hồng dờng nh đã bị các con đê chặn lại. Nh vậy có thể thấy rõ diện phân bố công điền ở Bắc bộ nh sau: vùng đậm nhất là ven biển, ven sông còn vùng ít là vùng đất đã thành thục lâu đời.

Một đặc điểm nữa là công điền, công thổ trong làng xã không đồng đều. Những miền đất đợc khai thác từ nhiều thế kỷ trớc để lại ít công điền, ngay trong hai tỉnh Nam Định, Thái Bình cũng thấy đợc tình hình nh vậy. Nh ở Nam Định huyện ít công điền là Vụ Bản và Phong Doanh (nay thuộc ý Yên), chỉ bằng 1/9 hay 1/10 các huyện Giao Thuỷ hay Trực Ninh. Hoặc nh ở Thái Bình thì Đồng Quan, Phụ Dực ít hơn so với Kiến Xơng và Tiền Hải2.

1. Theo Yves Henry, L’ economie agricole de L’indochine, IDEO, Hà Nội, 1932, các trang 86-87, 98-99

Tuy nhiên, nhìn chung loại ruộng quốc gia công điền, công thổ vốn đã tồn tại lâu dài và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XV thời Lê sơ, sang đến thế kỷ XIX, XX thì nó đã suy giảm hẳn. Cho đến giữa thế kỷ XX, có khoảng nửa tổng số làng xã ở Bắc kỳ, nó không có vai trò quan trọng gì nữa3.

Tính chất sở hữu của loại quốc gia công điền, công thổ là loại sở hữu nhà nớc mà làng, xã chỉ có quyền quản lý, sử dụng.

* Ruộng đất t hữu:

Sở hữu ruộng đất t nhân: có lịch sử lâu đời và chiếm vị trí chi phối trong các thế kỷ gần đây. Thời Lý, thời Trần đã phát triển mạnh mẽ. Song dờng nh đến thế kỷ XV thì nó bị “khựng” lại, bị thu hẹp và bị hạn chế, nhng rồi sau đó sang thế kỷ XVI về sau thì lại tiếp tục phát triển cao và dần dần lấn át hẳn ruộng công điền làng xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nguồn t liệu nói ruộng đất t hữu làng xã có nhiều loại nh địa bạ, văn bia hậu, hơng ớc...khá phong phú, đa dạng và phức tạp.

T hữu ruộng đất thờng thờng đợc phân chia làm hai loại chính là sở hữu địa chủ và sở hữu nông dân tự canh. Các phân chia này cũng chỉ là ớc lệ và tạm thời. Sự thực thì cũng có bộ phận trung gian địa chủ và nông dân, nhng t liệu để giải trình hiện tợng này rất hiếm.

Sở hữu địa chủ là sở hữu ruộng đất lớn ngày càng gia tăng theo sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sự suy tàn dần dần của ruộng đất công điền công thổ...

Ruộng đất trong bộ phận này trớc hết nằm trong tay quan lại phong kiến. Những tấm bia hậu thời Lê Nguyễn (hậu phật, hậu thần) cho biết tầng lớp quan lại thời Lê - Trịnh bao chiếm ruộng đất khá nhiều. Bia tái tu hậu Thần bia ký dựng năm 1675 ở xã Cung Kiệm huyện Võ Giàng (Bắc Ninh) cho biết hai vị quan trong làng là ý Yên Tử Lê Đình Phổ và thái giám Đào Công Nhân đã cúng 17 mẫu cho xã. Căn cứ vào các văn bản khác ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, thì trong thế kỷ XVII, trên vùng đất Bắc bộ lúc đó cũng đã có trên 100 tr- ờng hợp cúng ruộng cho đất cho làng, cho chùa với số lợng từ 5 mẫu trở lên1. Kể chấp chiếm nhiều ruộng đất là những ngời trong Hoàng tộc, Vơng tộc. Văn

3 . Viện Sử Học, Nông thôn và nông dân Việt Nam thời cân đại,1990, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập I,tr 66

bia điện Hoàng Long bia ký dựng năm 1684 ở xã Hoàng Đan huyện ý Yên (Nam Định) cho biết số lợng ruộng đất cúng vào chùa của Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc ý có tất cả 246 mẫu.

Do sự mở rộng và bao chiếm ruộng đất ngày càng nhiều, cho nên năm Khánh Đức thứ nhất (1649) triều đình ra lệnh “ nhân viên các huyện, xã trong nớc, đợc lệnh khai cấp ruộng công thần, ruộng sứ thần và ruộng tế công thần của tổ tiên, ruộng tạo lệ, phải để nguyên lệnh mà cấp. Quan sở cai, nhà quyền quý và các viên chức khác không đợc tranh giành, ngăn trở2. Lệnh năm Vĩnh Khánh thứ nhất (1662) ghi rõ: “ không có lệnh cấp ruộng đất thì không đợc tự tiện dựng mộc bài, ai dám trái lệnh cho phép ngời đợc chia ruộng cùng các con cháu tố cáo lên nha môn luận xét”.

Sang thế kỷ XIX, ruộng đất t hữu ngày càng mở rộng. Nhiều nơi quan lại và địa chủ lấn chiếm khá nhiều ruộng đất công điền làng xã tạo nên tình trạng khủng hoảng địa phơng khá gay gắt. Tiêu biểu là ở tỉnh Bình Định. Vào thời Minh Mệnh (1820 - 1840) tổng đốc Bình Phú là Vũ Xuân Cẩn tâu

với Vua: “nay nếu xét cắt ruộng ngời giàu để lại 1,2 phần sinh nghiệp; 8,9 phần đem chia cấp cho binh dân và các hộ dới thì lợi ích ruộng đất đều đợc đều nhau vậy”1. Sau đó Vũ Xuân Cẩn tổ chức lấy một phần ruộng t hữu của địa chủ Bình Định chuyển thành công điền quân phân cho nông dân. Minh Mệnh sai quan thu hồi 50% ruộng địa chủ (trong đó có phần ruộng công bị chiếm đoạt). Công việc này chỉ thực hiện đợc một thời gian ngắn thì bị đình chỉ.

Vào thời kỳ hậu Lê và Nguyễn, ruộng chùa cũng là bộ phận đáng kể. Thời Lê sơ, Lê Thánh Tông đề cao nho giáo có ý làm giảm thế lực phật giáo, nhng từ thời Mạc về sau phật giáo lại phát triển mạnh mẽ. Chùa làng đợc xây dựng khắp nơi. Theo đó bộ phận ruộng chùa cũng đợc xây dựng và mở rộng. Ruộng chùa có nhiều nguồn, hoặc do làng xã trích bản xã công điền, hoặc do ngời cúng hậu...Chính bia hậu đã phản ánh ruộng chùa, mà hầu nh ở miền Bắc, chùa nào cũng có bia hậu. Từ bia hậu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mỗi chùa cũng phải có hàng chục mẫu ruộng, nhiều chùa có đến hàng trăm mẫu ruộng.

2 Lê Triều chiếu lệnh thiện chính (chữ Hán) 1

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, NXB Khoa học xã hội, tập XXI, tr. 58-59

1 Phạm Quang Trung - Hoạt động của ngành địa chính nớc ta trong thời Pháp thuộc - Nghiên cứu lịch sử, số 1+2/1992, tr. 34.

Chẳng hạn theo bia Thanh Tớc Sùng Ân tự bia ký dựng năm 1594 ở xã Thanh Tớc, huyện Yên Lãng (nay thuộc Vĩnh Phúc) thì riêng Thái vơng tần Trần Thị Ngọc Linh cúng ruộng vào chùa này đến 300 mẫu. Các loại chùa lớn nh chùa Diên ứng (Dâu, Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Tây Phơng (Hà Tây), các chùa lớn ở Phú Xuân, Quy Nhơn, Khánh Hoà thì mỗi chùa cũng có số ruộng hàng trăm mẫu.

Ruộng chùa không giống ruộng công làng xã theo chế độ quân điền, mà là loại ruộng có đặc thù riêng biệt. Nguồn gốc của nó có thể do bản xã công điền trích ra hoặc do cúng hậu hoặc từ quốc gia công điền chuyển vào. Nhng đã vào ruộng chùa thì quyền sở hữu tơng đối bền vững. Đây là dạng sở hữu có tính tập thể xác định đợc kế thừa nguyên vẹn về sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai Việt Nam (Trang 35 - 41)