Hệ thống tổ chức quản lý đất đai của Vơng Quốc Thuỵ Điển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai Việt Nam (Trang 28)

V. Một số mô hình tổ chức hệ thống quản lý đất đai của các nớc

1.3.Hệ thống tổ chức quản lý đất đai của Vơng Quốc Thuỵ Điển

a/Hệ thống cơ quan thẩm quyền.

Quản lý hành chính ở Thuỵ Điển chia thành 3 cấp: Trung ơng, khu vực và địa phơng.

Tại cấp khu vực: có 24 khu vực (county), mỗi khu vực đều có Uỷ ban hành chính. Cơ quan này có quyền lực pháp lý quan trọng đối với vấn đề bảo vệ môi trờng và bảo vệ thiên nhiên.

Tại cấp địa phơng: có 286 địa phơng (Municipality). Chính quyền địa ph- ơng độc lập với Nhà nớc, là cấp quan trọng và có quyền lực nhất về những vấn đề liên quan đến đất đai. Các địa phơng có quyền quyết định về quy hoạch và xây dựng, theo quy định của đạo luật Quy hoạch và Xây dựng. Trong một địa phơng, Hội đồng địa phơng sẽ quyết định tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến quy hoạch; các vấn đề ít quan trọng hơn và các vấn đề liên quan đến xây dựng sẽ do Uỷ ban xây dựng giải quyết.

b/ Hệ thống tổ chức ngành quản lý đất đai từ Trung ơng đến địa phơng. Sơ đồ 7: Hệ thống quản lý đất đai thụy điểnNghị viện

Bộ tư pháp Bộ tài chính Bộ môi trường

Cơ quan đo đạc đất đai Toà án quốc gia

về hành chính Cơ quan thuế quốc gia

Cơ quan địa chính

23 Toà án địa phương 93 Cơ quan thuế 23

Cơ quan địa chính

Cơ quan đo đạc đất đai của thụy điển

(*Nguồn: Đề tài độc lập cấp nhà nớc: Cơ sở hoạch định các chính sách sử dụng hợp lý đất đai - Viện nghiên cứu Địa chính)

Cơ quan địa chính ở Trung ơng của Thuỵ Điển là cơ quan đo đạc quốc gia (NLS). Đăng ký đất đai của Thuỵ Điển do toà án chịu trách nhiệm chứ không phải là phòng địa chính cấp huyện nh của Việt Nam. Các cơ quan đăng ký đất đai thuộc sự quản lý của Toà Quốc gia về hành chính. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Cơ quan đo đạc đất đai quốc gia, trực thuộc Bộ Môi Trờng, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nh c quan thuế thuộc Bộ Tài chính, cơ quan Toà án thuộc Bộ T pháp.

Hệ thống đăng ký của Thuỵ Điển đã thể hiện rõ: Việc đăng ký bất động sản và đăng ký đất đai có vai trò quan trọng cho quá trình chuyển đổi cơ cấu và kinh tế. Việc đăng ký là cơ sở đảm bảo cho các khoản vay thế chấp, là cơ sở cho nguồn thu của Chính phủ, cơ sở cho chính sách sử dụng đất, chính sách bảo vệ môi trờng và các chính sách quy hoạch.

ở Thuỵ Điển có một hệ thống rất đầy đủ và hoàn chỉnh về dịch vụ liên quan đến địa chính gồm: các hoạt động về quy hoạch, pháp luật, tài chính, giám sát, bay chụp ảnh hàng không, xử lý thông tin bất động sản, đo đạc và lập bản đồ...

Bộ tư pháp Bộ Môi trường

Cơ quan đo đạc đất đai quốc gia Toà quốc gia về

hành chính

93 Cơ quan đăng

Công tác đăng ký của Thuỵ Điển cũng rất hiện đại và chặt chẽ, đất đai của Thuỵ Điển đợc chia thành các đơn vị bất động sản và đợc đánh mã số duy nhất. Mã số này đợc sử dụng chung cho cả đăng ký tài sản, đăng ký đất và sử dụng cho cả khi tính thuế tài sản. Điều đó có nghĩa là các sổ đăng ký dựa trên mã số của đất đai và bất động sản chứ không dựa trên giấy chứng nhận hay hồ sơ. Một tài sản sẽ không đợc tồn tại một cách hợp pháp nếu cha đợc đăng ký tài sản vào thời điểm đợc đánh mã số. Tất cả các chuyển nhợng bất động sản đều phải đợc đăng ký vào Sổ đăng ký trong vòng 3 tháng sau khi thực hiện chuyển nhợng.

+ Hệ thống ngân hàng dữ liệu đất đai của Thuỵ Điển (Land Data Bank System - LDBS):

ở Thuỵ Điển, nguyên tắc khả năng tiếp cận công khai các t liệu chính thức là một phần của Hiến pháp nhng chế độ bảo mật trong một số trờng hợp đ- ợc quy định trong Luật. Thông tin trong LDBS nói chung đợc cung cấp miễn phí trừ trờng hợp yêu cầu cung cấp thông tin cao hơn mức bình thờng sẽ phải nộp lệ phí.

Đất đai của Thuỵ Điển đợc chia thành các đơn vị bất động sản. Cả nớc có khoảng 3,2 triệu đơn vị bất động sản, tất cả đều đợc ghi lại trong sổ đăng ký bất động sản. Sổ đăng ký này hình thành nền tảng cho LDBS của Thuỵ Điển. Cơ quan đo đạc quốc gia Thuỵ Điển chịu trách nhiệm quản lý hệ thống này.

LDBS gồm có Sổ đăng ký bất động sản và Sổ đăng ký đất:

Nội dung của Sổ đăng ký bất động sản và Sổ đăng ký đất chủ yếu dựa trên hồ sơ và tài liệu lu giữ tại Cơ quan đăng ký đất đai và Cơ quan đăng ký bất động sản.

- Sổ đăng ký bất động sản: là sổ đăng ký cơ bản về bất động sản. Nó hình thành cơ sở cho hàng loạt các hoạt động quan trọng của xã hội nh đăng ký đất, tín dụng bất động sản, thuế tài sản... Sổ đăng ký đợc duy trì bởi các cơ quan địa chính trên khắp cả nớc.

- Sổ đăng ký đất: Mục đích chính của đăng ký đất là tạo đợc hệ thống thông tin về đất đai phục vụ cho các mục đích của xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi thu hồi lại các quyền về bất động sản. Sổ đăng ký đất đợc duy trì bởi 93 cơ quan đăng ký đất. Cơ quan này là một phần của toà án quận và đợc các toà quốc gia về hành chính giám sát.

- Cơ chế hoạt động của LDBS:

LDBS là một hệ thống trực tuyến đợc xây dựng trên một máy tính trung tâm do Cơ quan đo đạc quốc gia vận hành. Ngời sử dụng đợc trực tiếp tiếp cận với hệ thống để đăng ký và tìm kiếm thông tin. Có khoảng 4000 cơ quan trong

cả nớc kết nối với Hệ thống và tổng số thiết bị đầu cuối và máy tính PCs kết nối với LDBS là hơn 25.000. Ngoài thông tin trực tuyến, ngời dùng còn có thể yêu cầu rất nhiều sản phẩm khác nh các tài liệu nh biên tập, trích dẫn và các bản đồ chuyên đề... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam

Ta thấy rằng cả 3 quốc gia Malaixia, Hàn Quốc và Thuỵ Điển đều là những quốc gia có những thành tựu đáng kể trong công tác địa chính trong thời gian gần đây. Những thành tựu mà ngành địa chính đạt đợc đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế của các quốc gia này.

+ Về xây dựng hệ thống chính sách

Xem xét kỹ chính sách đất đai của 3 nớc trên ta thấy, họ đã xây dựng đợc chính sách đất đai đồng bộ, cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị đất đai, loại đất. ở

nớc ta, chính sách đất đai cha đợc ban hành đồng bộ và cụ thể khi đi vào thực tế ta thấy việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, nh Luật đất đai quy định ngời sử dụng đất có quyền trao đổi, chuyển nhợng, thừa kế, thế chấp, cho thuê mà không giới hạn các quyền này cho từng loại đất. Nên khi đi vào cụ thể quản lý sẽ gặp khó khăn.

Đất rừng đầu nguồn có nơi giao cho Kiểm lâm quản lý, có nơi lại giao cho các hộ dân quản lý nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Phải có quy định cụ thể là đất này cấm khai thác, cấm chuyển nhợng…

+ Về phân cấp - phân quyền quản lý

Chúng ta thấy rằng trong việc phân cấp và phân quyền quản lý thì cả Malaixia và Thuỵ Điển đều trao cho chính quyền Bang quyền hạn tơng đối lớn trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. Chính quyền địa phơng là cấp cơ sở quan trọng nhất trong những vấn đề liên quan đến đất đai, nếu cấp cơ sở nắm chắc tình hình đất đai của địa phơng thì những tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai sẽ đợc các cán bộ ở cơ sở nắm bắt đợc nguồn gốc và sẽ có những phơng án giải quyết kịp thời và nhanh chóng. Đây là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của Việt Nam, một phần do cán bộ cấp cơ sở của nớc ta còn yếu kém về chuyên môn nhng mặt khác là do phải chờ đợi chỉ thị của cấp trên nên dẫn đến tình trạng các tranh chấp kéo dài và vòng vo. Để trong thời gian tới công tác quản lý địa chính của nớc ta hoạt động có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các tranh chấp, tố cáo và khiếu nại về đất đai thì Chính phủ Việt Nam cần phải ra các hớng dẫn cho UBND các tỉnh hiểu rõ về Nghị định 17/CP. Theo Nghị định 17/CP thì UBND và Sở Địa chính các tỉnh đợc quyền giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai trong phạm vi của địa ph- ơng. Nh thế thì Chính phủ có nhiều thời gian trong việc giải quyết các vấn đề vĩ

mô, với việc phân cấp nh thế thì kết quả chắc chắn sẽ cao hơn. Chúng ta cứ nhìn vào việc giải quyết các tranh chấp hiện nay của nớc ta thì thấy ngay rằng Chính phủ phải đồng thời giải quyết một lúc rất nhiều công việc nhng hiệu quả thu đợc lại chẳng có bao nhiêu, trong khi các vụ kiện về đất đai ngày càng nhiều và tình trạng buông lỏng trong quản lý đất đai vẫn cứ diễn ra.

+ Về công tác đo vẽ bản đồ

Malaixia có một đội ngũ rất đông các Nhà đo đạc có giấy phép hành nghề đo đạc t nhân. Tuy Hàn Quốc và Thuỵ Điển không có đội ngũ đo đạc t nhân nhng công tác đo đạc bản đồ rất đợc cơ quan có chức năng quan tâm cộng với một hệ thống thiết bị máy móc rất hiện đại nên công tác đo đạc bản đồ cũng rất phát triển. Trong vài thập kỷ qua Cơ quan đo đạc đất đai Thuỵ Điển luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ đo đạc hiện đại, nh việc đo lại lới toạ độ quốc gia bằng phơng pháp tam giác ảnh. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai cũng nh việc mua bán, chuyển nhợng đất đai.Thực tế hiện nay của Việt Nam là tình trạng thiết bị đầu t không đồng bộ, tình trạng "mạnh ai nấy chạy" nên thiết bị mua về nhiều khi không sử dụng đợc hoặc sử dụng không hết công suất. Nhiều địa phơng hợp đồng với cơ quan đo đạc đo vẽ, sau khi nghiệm thu xong là các cơ quan đo đạc hết trách nhiệm nên khi sử dụng để lập hồ sơ và đăng ký nhiều hộ dân không chấp nhận kết quả đo vẽ. Do đó phải chỉnh sửa lại tốn nhiều tiền và thời gian mà có lúc lại không đúng thực tế. Tình trạng này đã gây cản trở trong công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng. Vì thế ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải đầu t đồng bộ các trang thiết bị hiện đại dùng cho công tác đo vẽ bản đồ đồng thời phải tiến hành đào tạo những kỹ s về đo đạc bản đồ Địa chính, lựa chọn những ngời có năng lực cho đi đào tạo nớc ngoài để khi trở về họ có thể sử dụng đợc những máy móc hiện đại và với thực tế nh hiện nay thì nớc ta cần tổ chức một đội ngũ chuyên về đo đạc bản đồ Địa chính, dới sự quản lý của Tổng cục Địa chính để thực hiện đo đạc bản đồ ở đô thị nhằm giúp ích cho việc quản lý đất đô thị hiện nay.

+ Về hiện đại hoá ngành

Để trong thời gian tới ngành địa chính nớc ta theo kịp các nớc tiên tiến trên thế giới và đáp ứng đợc những đòi hỏi của công tác quản lý và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh của kinh tế thị trờng thì tổ chức ngành địa chính nớc ta cần có những cải cách về tổ chức, hành chính, hệ thống chính sách và các văn bản pháp lý nhằm đa ngành địa chính nớc ta thành một ngành mạnh và linh hoạt góp phần phát triển kinh tế đất nớc trong thế kỷ XXI này. Để làm đợc điều này cán bộ của ngành phải giỏi chuyên môn và nắm bắt đợc những kỹ thuật hiện đại, điều này thì ngay bây giờ toàn bộ cán bộ của ngành cha thể đáp ứng

ngay đợc. Bởi vì hiện nay tình hình kinh tế của đất nớc ta cha cho phép ngay một lúc trang bị đợc một hệ thống máy móc hiện đại và hoàn chỉnh, còn về phần các cán bộ, công nhân viên do nớc ta cha có một hệ thống đào tạo về quản lý địa chính nên phần lớn là cha đợc đào tạo chính ngành, chỉ có một số ít đợc đào tạo tại nớc ngoài. Vì thế ngay bây giờ và trong những năm tới nớc ta cần hệ thống các trờng đại học và trung học chuyên nghiệp về đào tạo quản lý địa chính hiện đại và đa dạng nh của Hàn Quốc thì mới đáp ứng đợc những đòi hỏi của ngành và của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới của nớc ta.

Công nghệ thông tin đã và đang đóng góp một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Malaixia, Hàn Quốc và Thuỵ Điển nói chung và của ngành quản lý đất đai, đo đạc bản đồ nói riêng. Các nớc này là một trong số ít những nớc đa vào vận hành hệ thống thông tin hiện đại, ví dụ ở Malaixia là hệ thống Cơ sở hạ tầng thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai, hệ thống đăng ký đất...còn ở Thuỵ Điển là một hệ thống thông tin hiện đại và hoàn chỉnh từ các thông tin về đất đai, đo đạc bản đồ, quy hoạch, cơ sở dữ liệu địa lý...cũng nh thế ở Hàn Quốc hệ thống thông tin về địa chính và bất động sản cũng đợc xây dựng thành một hệ thống trên toàn quốc. Chính điều này dẫn đến các thông tin kỹ thuật và pháp lý về đất đai đợc cung cấp kịp thời và chính xác khiến cho công tác quản lý trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng. Nhờ các mạng máy tính mà các Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp, và các cá nhân có nhu cầu sử dụng các thông tin về đất đai đều có thể truy cập vào mạng để tìm thông tin một cách nhanh chóng. Rồi vấn đề đăng ký và hồ sơ đăng ký đất đai cũng là một vấn đề bức xúc hiện nay của Việt Nam mà chúng ta cần phải học tập của các nớc này, đó là một hệ thống đăng ký đất đai thuận tiện nhanh chóng, có hiệu quả cao nhng rất chặt chẽ về mặt pháp lý. Ví dụ nh ở Thuỵ Điển thì ngời ta đánh số từng thửa đất một, đồng thời ghi rất đầy đủ các thông tin liên quan đến thửa đất nh chủ sở hữu, diện tích, vị trí...còn ở Hàn Quốc thì ngời ta còn thêm cả ngày, tháng đo diện tích và đăng ký nữa.

Hiện nay, việc lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị còn rất chậm, lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 90% đất nông nghiệp, nhng việc đăng ký các thay đổi về đất nh đăng ký giao dịch, thừa kế, thế chấp ch… a đợc tổ chức tốt, điều này có ảnh hởng không nhỏ đến công tác quản lý cũng nh sự phát triển của thị trờng động sản. Việc quy định đăng ký các thay đổi về đất đai đã quy định trong Nghị định 17/1999/CP nhng cha có hớng dẫn triển khai thí điểm nên các địa phơng tiến hành chậm và lúng túng, để tình trạng các hồ sơ bị ứ đọng lâu ngày đồng thời làm mất thời gian đi lại và tiền của của những ngời đi đăng ký đồng thời nhà nớc mất một

khoản thu lớn. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải tổ chức lại hệ thống

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai Việt Nam (Trang 28)