Vốn tự có của công ty

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 51 - 52)

Công ty có thể huy động mọi nguồn lực tự có như: khấu hao cơ bản, vốn có được nhờ bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, hoặc giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên của công ty…

Công ty nên chú trọng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong bộ phận người lao động. Để huy động được nguồn vốn này, công ty có thể sử dụng linh hoạt chính sách về lãi suất. Đây là công cụ hữu hiệu nhằm khuyến khích, thu hút người lao động gửi tiền vào công ty. Điều chỉnh để lãi suất trả cho người gửi tiền vào công ty nằm trong khoảng giữa lãi suất gửi tiền tiết kiệm và lãi suất vay ngân hàng:

Rs < Ri < Rb

Trong đó: Ri: Lãi suất trả cho cá nhân gửi tiền vào công ty Rs: Lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm

Rb: Lãi suất công ty phải trả do vay vốn ngân hàng

Huy động vốn nhàn rỗi, trong thực tế là một biện pháp tốt vì nó mang lại lợi ích cho cả hai phía và quan trọng hơn, nó giải quyết được khâu thiếu vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty.

Đây cũng là nguồn vốn có rất nhiều tiềm năng mà công ty nên chú ý khai thác trong những năm tới đây, vì nguồn vốn này chắc chắn không mang lại rủi ro, giúp công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh, đồng thời do mỗi người có một phần vốn - phần lợi ích cụ thể của mình trong công ty nên cán bộ công nhân viên sẽ làm việc có trách nhiệm và gắn bó với công ty hơn .

Tuy vậy, ban lãnh đạo Công ty cần đưa ra những biện pháp để tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư:

• Đổi mới cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng vốn tự có bằng các

dụng được, tìm cách rút ngắn thời gian khấu hao bằng cách sử dụng hết công suất máy móc thiết bị.

• Cân đối lại cơ cấu vốn cố định, vốn lưu động sao cho hợp lý

nhất. Vốn lưu động phải đảm bảo được khả năng động cao nhất của công ty.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 51 - 52)