Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 26 - 27)

Các dự án ở Công ty công trình Đường Thủy chủ yếu theo hình thức đầu tư chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực sẵn có, có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.

Bảng 1.16: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2002-2006

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Hình thức đầu tư Số dự án Số tuyệt đối Tỷ trọng

Đầu tư chiều rộng 2 3.570 7,23

Đầu tư chiều sâu 21 44.558 90,22

Đầu tư kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu

1 1.258 2,55

Tổng VĐT 24 49.386 100

Nguồn: Phòng Quản lý dự án

Trong vòng 5 năm, 2002 - 2006, Công ty công trình Đường Thủy có 24 dự án đầu tư thì trong đó, có tới 21 dự án là đầu tư chiều sâu, chiếm 90,22% tổng vốn đầu tư của công ty. Đây là bộ phận vốn để tái tạo và đổi mới TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất của công ty, góp phần tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội của công ty thời gian qua. Từ đây, có thể thấy, nếu việc sử dụng vốn đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ lãng phí và

kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ vốn đầu tư phát triển của công ty. Đồng thời, tỷ trọng vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì chỉ có đầu tư để đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ mới là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w