Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đạ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 47 - 62)

1. Trồng trọt

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đạ

Năm 1997, tỉnh đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đơn vị hành chính mới. Đặc điểm kinh tế thời kỳ này là kinh tế của tỉnh ở điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người năm 1996 mới bằng 56,2% so với mức bình quân của cả nước. Vì vậy, mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đặt ra như là yêu cầu bắt buộc, là khâu đột phá nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến giai đoạn 1997- 2007, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển với nhịp độ tương đối khá, đạt 4,38% giai đoạn 1997 - 2000, 9,05% giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2007 nhịp độ tăng trưởng lên tới 12,46 % , cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Giai đoạn 1997-2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%/năm, giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân 14,0%/năm, gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước và đứng thứ hai trong vùng kinh tế trung du bắc bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 1997 đạt 23,8%, năm 2000 đạt 30,37% năm 2005 đạt 38,71%, năm 2006 đạt 38,76%; tỷ trọng tương ứng khu vực nông nghiệp là: 45% - 33,68% - 26,21% - 24,72%; tỷ trọng tương ứng khu vực dịch vụ là: 31,2% - 35,95% - 35,08% - 36,52%.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế Thái Nguyên năm 2006

Như vậy, sau khoảng 10 năm tái lập tỉnh, tình hình kinh tế xã hội đã có chuyển biến

30,37% Năm 2006 38,76% 35,95% 33,68% Năm 2000 24,72% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp, x©y dùng DÞch vô

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rõ rệt, khá toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997 - 2007)

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 1997 2004 2005 2007 Tốc độ b/q (%) 1997 - 2000 2001 - 2007 1. Tổng GDP, giá cố định 1994 (tỷ đồng) 2248,8 5480,7 6587,3 9.868,6 4,38 12,6

- Công nghiệp, xây dựng 417,3 880,2 1853,4 2215,4 21,9 20,3

- Nông, lâm, ngư nghiệp 762,6 937,4 1151,1 1199,9 6,0 5,1

- Khu vực dịch vụ 526,8 670,7 1174,9 1369,8 12,8 15,4

2. Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng 23,8 38,50 38,71 38,76

- Nông lâm ngư nghiệp 45,0 26,87 26,21 24,72

- Khối dịch vụ 31,2 34,63 35,08 36,52 3. GDP/ngƣời - VNĐ (nghìn) 2165,8 3540 6960 8360 16,9 18,8 - USD 183,8 238,4 444 525,7 12,3 17,2 4. GDP/ng so TDBB, (%) 54 67 68 5. GDP/ng so cả nƣớc, (%) 62 82 86

Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên

2.3.1.1. Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng lên liên tục từ 762,6 tỷ đồng năm 1997 lên 1730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng năm 2006. Tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng bình quân khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 1997 - 2007 là 6% (riêng thời kỳ 2001- 2007 là 5,1%). Sự tăng trưởng của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã góp phần tăng quy mô nền kinh tế của tỉnh đến năm 2007 đã gấp 1,9 lần năm 2000 và khoảng 3 lần năm 1997.

Như vậy, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế của tỉnh với tốc độ khá cao, sản xuất nông nghiệp cũng đạt mức tăng trưởng khá, chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hiệu quả cao, các loại giống cây, con mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Mặc dù trong những năm gần đây thời tiết, thiên tai bất thuận cho sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng giảm từ 92.183ha năm 2000 xuống còn 84.741ha năm 2007, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 438 nghìn tấn lên 444 nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa tăng từ 431 nghìn tấn lên 438 nghìn tấn, bình quân lương thực 445 kg/đầu người, an ninh lương thực được đảm bảo.

2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực

Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 45,0% năm 1997 xuống 33,68% năm 2000 và 24,72% năm 2007, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng mạnh qua các năm như đã phân tích ở phần trên. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy là tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là đối với một tỉnh như Thái Nguyên có xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản tăng, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007 nhìn chung tăng khá, từ 1587,9 tỷ đồng năm 1997 lên 1.730,039 tỷ đồng năm 2002 và 3.063,196 tỷ đồng năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Thực hiện Tăng trƣởng bình quân (%)

1997 2002 2007 1997 - 2000 2001 - 2006 Giá trị SX (tỷ đồng) 1587,9 1.730,0 3.063,1 9,21 4,92 Giá trị SX (tỷ đồng) 1587,9 1.730,0 3.063,1 9,21 4,92 - Trồng trọt 841,0 1085,6 1205,3 8,36 1,62 - Chăn nuôi 338,5 452,1 761,3 11,38 11,02 - Dịch vụ nông nghiệp 38,6 50,2 79,8 9,25 9,74 Cơ cấu (%) - Trồng trọt 69,85 65,45 64,90 - Chăn nuôi 27,62 31,00 31,00 - Dịch vụ 2,53 3,55 4,10

Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2000 là 9,21%, giai đoạn 2001-2007 là 4,92%/năm, trong đó: trồng trọt tăng 8,36%/năm (1997-2000) và

1,62% (2001-2007); chăn nuôi tương ứng là 11,38% và 11,02%, dịch vụ nông nghiệp tương ứng là 9,25% và 9,74%. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 438 nghìn tấn (2001) lên 454 nghìn tấn (năm 2007). Tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp giảm từ 69% (năm 1997), 65,45% (năm 2000), xuống còn 64,90% (năm 2007), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên tương ứng là 27,62%, 31,00% và 31,00%, dịch vụ nông nghiệp là 2,53%, 3,55% và 4,10%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thái Nguyên

Nguồn:cục thống kê Thái Nguyên 2.3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt

Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, những năm qua đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 56,5 triệu đồng, trong đó giá trị trồng trọt/ha canh tác đạt 36,6 triệu đồng, tăng 9,2 triệu đồng so với năm 2001. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 100 nghìn ha/năm, trong đó cây lương thực chiếm 86,5%, cây thực phẩm chiếm 9,9%, cây công nghiệp chiếm 3,6%.

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu KH Thực hiện Thực hiện % so KH - Tổng GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 2050 2195,7 107,1 - Sản lượng cây có hạt. 1 nghìn tấn 399.275 354,4 90,9 - SL cây có hạt Bq/người Kg 500 455,2 91,0

- GTSX nông nghiệp/ha canh tác tr. đồng 50 47,7 95,4 - GT trồng trọt/ha canh tác tr. đồng 33 36,6 110,9

Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên 2007

69,85 27,62 2,53 65,45 31,00 3,55 64,90 31,00 4,10 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 1997 2000 2007 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn và mùa trung, giảm diện tích xuân sớm, xuân trung. Năng suất các loại cây trồng đã được nâng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Trước hết là cây lúa, đây là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu cây trồng, diện tích lúa chiếm 80,1% tổng diện tích gieo trồng năm 2007, năng suất lúa từ 5,3 tấn/ha năm 2000 lên 5,5 tấn/ha năm 2007, sản lượng lúa đạt 431 nghìn tấn năm 2000 lên 438 nghìn tấn năm 2007. Tiếp theo là cây ngô, diện tích gieo trồng 4.369ha (năm 2000) và 2.393ha (năm 2007), năng suất từ 2,6 tấn/ha (năm 2000) lên 3,1 tấn/ha (năm 2007).

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1997 - 2007

Đơn vị: tấn, ha

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

1996 2000 2007

1. Cây lúa

- Diện tích Ha 79.363 83.964 79.836 - Năng suất Tấn/ha 3,7 5,3 5,5 - Sản lượng Tấn 291.544 265.579 324.458

2. Cây ngô

- Diện tích Ha 6.649 4.369 2.393 - Năng suất Tấn/ha 2,7 2,6 3,1 - Sản lượng Tấn 18.093 30.786 74.807

3. Cây công nghiệp chủ yếu

Cây chè - Diện tích Ha 11.341 12.342 15.118

- Năng suất Tấn/ha 2,3 2,5 3,32 - Sản lượng Tấn 118.356 120.786 140.182

Cây lạc - Diện tích Ha 1.801 1.803 4.327

- Năng suất Tấn/ha 1,23 1,61 1,8 - Sản lượng Tấn 2.820 3.900 5.610

Đỗ tương - Diện tích Ha 1.787 1.371 2.316

- Năng suất Tấn/ha 1,01 1,44 1,6 - Sản lượng Tấn 1.797 1.972 2.750

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cây công nghiệp hàng năm. Cây công nghiệp chủ yếu là chè tăng nhanh cả về diện tích và năng suất, trở thành sản phẩm hàng hóa trao đổi thế mạnh của Thái Nguyên, cây đậu tương, cây lạc, mía, thuốc lá có giá trị sản xuất tăng hàng năm nhưng ở mức độ chậm, quy mô diện tích biến động từ 3,2 - 3,6 ngàn ha. Cây đỗ tương diện tích năm 2007 đạt 2.316ha tăng 945ha so với năm 2000, năng suất tăng từ 1,44 tạ/ha lên 1,6 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 2.750 tấn tăng 778 tấn so với năm 2000. Diện tích trồng lạc năm 2000 là 1.803ha, năm 2007 đạt 4.327ha, năng suất từ 2,5 tạ/ha lên 3,32 tạ/ha, đưa sản lượng tăng từ 120.786 nghìn tấn lên 140.182nghìn tấn.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá trị trồng trọt trên 1 ha canh tác ngày càng tăng lên, năm 2007 đạt 36,6 triệu đồng.

Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 8.421ha năm 2000 lên 9.740ha năm 2007. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải, bưởi, dứa... được trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển đổi từ ruộng trũng sang.

Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy còn nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm. Năm 2007 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100 ha so với năm 2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh tác lúa, màu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/1 ha/năm, như phường Túc Duyên - TP Thái Nguyên, xã Cổ Rùa (huyện Đồng Hỷ)...

2.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn nuôi phát triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay, hầu hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp xuất hiện khắp các huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý là đàn bò sữa tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ 415.760 con năm 2000 lên 462.687 con năm 2007, sản lượng thịt lợn xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm 2007, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầm tăng từ 3,04 triệu con năm 2000 lên 3,68 triệu con năm 2007. Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai, lợn hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh.

2.3.1.5. Chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất lâm nghiệp

Là tỉnh có diện tích rừng núi lớn. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp Thái Nguyên chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ rừng, trong đó có 1/3 diện tích trồng mới. Thực hiện chương trình 327/QĐ-TTg và chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, những năm 2001- 2007 đã trồng được 498,1 ha rừng tập trung, bằng 99,6% kế hoạch đề ra, trồng 7 triệu cây phân tán bằng 87,6% kế hoạch. Năm 2007 đã trồng xong rừng bước I (phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp). Phong trào trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây có hiệu quả kinh tế cao được duy trì và phát triển. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ đất rừng chiếm 44,36% diện tích đất lâm nghiệp, môi sinh, môi trường được cải thiện.

2.3.1.6. Chuyển đổi cơ cấu trong ngành thủy sản có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất tăng nhanh và được đánh giá là ngành đạt hiệu quả, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 19,6%/năm. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là mặt nước ao, hồ, đầm nhỏ.

Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.250 ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 3.030 ha năm 2001 lên 4.039 ha năm 2007 (đạt 89,3 % diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh). Năng suất bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,9 tấn /ha, sản lượng thủy sản tăng từ 68 nghìn tấn lên 130 nghìn tấn, năm 2007 giá trị đạt 242,3 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2004.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản lượng và giá trị thủy sản tăng qua các năm thể hiện tính tích cực của chủ trương chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

2.3.1.7. Dịch vụ nông nghiệp: trong những năm gần đây dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã phát triển cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2000 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 79,8 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2007 là 9,7%. Dịch vụ nông nghiệp chủ yếu như dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón thuốc trừ sâu, thuốc thú y... Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuất hiện như hợp tác xã Liên Sơn, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), HTX Hợp Thành (Phổ Yên), HTX nông nghiệp Cù Vân (Đại Từ).... Tuy nhiên mô hình hợp tác xã dịch vụ chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)