Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 35 - 43)

1. Trồng trọt

2.1.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng đắn nội dung cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho từng thời kỳ cụ thể. Theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đến năm 2010 cần giải quyết tốt những nội dung sau:

2.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại

Biến đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình căn bản của sự phát triển kinh tế. Một sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế có liên quan đến sự thay đổi vai trò của các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, của trồng trọt và chăn nuôi, của các loại cây và các loại con...trong một thời gian dài. Những thay đổi đó được đánh giá bằng sự thay đổi tương quan về tỷ trọng của các khu vực, các ngành, hay các bộ phận trong nội bộ ngành...Một xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, hiện đại khi tỷ trọng giá trị của các ngành phi nông nghiệp, nhất là dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm và trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giá trị lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng tăng, còn giá trị nông nghiệp thuần túy ngày càng giảm. Để tạo sự thay đổi tích cực trong cơ cấu kinh tế theo hướng đó, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay phải thực hiện nội dung sau:

Thứ nhất, chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn

Thứ hai, chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ trạng thái khép kín sang nền nông nghiệp đa hàng hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu, mở rộng phân công và hợp tác lao động

Thứ ba, chuyển kinh tế nông thôn thuần nông sang phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy cao độ các nguồn lực từng vùng nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2.2. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa và sinh học hóa trong nông nghiệp

Một trong những mục tiêu lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cải tạo nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp cơ khí hiện đại, năng suất cao, tạo khối lượng nông sản hàng hóa lớn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Để đạt được điều đó, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải được thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa và sinh học hóa.

Cơ giới hóa: khi nói về vai trò của công cụ lao động, C.Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những công cụ nào” [12]. Trong hoạt động nông nghiệp, việc sử dụng các nông cụ cơ giới ngày càng hiện đại cũng là điều kiện trực tiếp để tăng năng suất lao động và do đó tăng thặng dư nông nghiệp. Chỉ có trang bị các công cụ cơ giới cho nông nghiệp trong tất cả các khâu, từ sản xuất đến thu hoạch, vận chuyển và chế biến thì mới xoá được tình trạng nghèo nàn và lạc hậu ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp không chỉ làm tăng năng suất lao động nông nghiệp, mà còn có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua việc giải phóng một số bộ phận lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, năng suất lao động tăng lên, đất trồng sớm được giải phóng, do đó lại có thể tăng thêm mùa vụ, tăng sản lượng và giá trị thu nhập.

Điện khí hóa: điện khí hóa là điều kiện để các công cụ cơ giới phát huy tác dụng. Sự phát triển của lĩnh vực điện năng tạo cơ hội sử dụng điện rộng rãi trong sản xuất, do đó sẽ làm tăng sức sản xuất của các công cụ lao động. Ở Việt Nam, vai trò của điện khí hóa nông thôn mặc dù đã được đặt ra khá lâu, nhưng thực tế mới chỉ được ứng dụng một cách rộng rãi vào khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX khi mạng lưới điện quốc gia về đến nông thôn. Tuy nhiên mức độ điện khí hóa ở nông thôn còn rất hạn chế cả về phạm vi lẫn chất lượng và đối tượng sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẩy mạnh xây dựng các trạm điện với công suất khác nhau không chỉ đến tận các huyện, mà còn phải đến tận các xã, thôn. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới, trên phạm vi toàn quốc điện khí hóa nông thôn phải phát triển theo hướng phủ kín mạng lưới điện đến 100% số thôn với chất lượng điện đảm bảo về công suất, cường độ an toàn. Chuyển đổi nhanh hình thức quản lý kinh doanh điện với hướng ưu tiên cho phát triển điện nông thôn và phục vụ nông nghiệp, cải tạo hệ thống cấp điện, dẫn điện hiện tại, đảm bảo cho giá điện nông thôn ít nhất là bằng và thấp hơn giá điện thành phố và khu vực công nghiệp, để đến năm 2010 giải quyết cơ bản nhu cầu dùng điện ổn định và có chất lượng cao ở khu vực nông thôn.

Thuỷ lợi hóa: nước là một trong bốn điều kiện và là điều kiện cơ bản nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với nền nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Năng suất cây trồng, vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc có cung cấp đầy đủ nước cho nó một cách thật sự khoa học hay không, bởi dù công cụ lao động có hiện đại đến mấy, dù phân bón và giống tốt đến mấy mà tưới tiêu không chủ động được thì năng suất cây trồng vẫn bị hạn chế. Vì vậy, về mặt này yêu cầu đặt ra là phải thường xuyên tu bổ, nâng cấp hệ thống trạm bơm, kênh mương, hồ đập để giải quyết yêu cầu tiêu úng, nước tưới đảm bảo đủ yêu cầu, kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với vùng nông nghiệp sạch thì cần phải trang bị hệ thống tưới, tiêu nước một cách khoa học.

Sinh học hóa: sự phát triển của công nghệ sinh học có vai trò ngày càng lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp. Nó không chỉ tác động đến việc cải tạo giống cây, giống con hay tạo ra những loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, mà còn tác động rất lớn đến khâu chế biến, bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Vì vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay có nội dung là: áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng thành tựu về giống có ưu thế lai như kỹ thuật cấy truyền hợp tử, kỹ thuật gen hoocmon sinh trưởng; áp dụng công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh cố định nitơ để thay thế dần phân đạm hoá học; sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất các chế phẩm vi sinh để bảo vệ cây trồng thay thế dần các loại hóa chất độc hại đối với người và gia súc; sản xuất các loại thuốc thú y và các loại vacxin thế hệ mới.... Đó là con đường vừa làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, vừa tạo được nông phẩm “sạch” đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.

2.1.2.3. Phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới

Công nghiệp nông thôn là bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp; các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các tổ hợp, các tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực, thực phẩm hoặc xí nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế ở nông thôn.

Phát triển công nghiệp nông thôn có tác động tích cực và có hiệu quả tới toàn bộ sự phân công lao động, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình có tính quy luật bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội theo vùng lãnh thổ. Sự phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản có tác động mạnh đến sự phát triển của sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và đời sống của cư dân nông thôn. Nhưng mặt khác, nhờ phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản mà các ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ được phát triển theo hướng đa ngành, chuyên canh, thâm canh, có năng suất cao, tỷ suất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng nhiều và tỷ lệ tổn thất sau khi thu hoạch thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp đa dạng ở nông thôn cũng là nội dung phát triển công nghiệp nông thôn. Các ngành nghề tồn tại phổ biến ở nông thôn là: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, thuỷ tinh, rèn, đúc, sửa chữa cơ khí, gia công, may mặc...Sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có ưu thế là sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ nên nó khai thác được lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương. Do đó, các địa phương phải tiến hành phân công lại lao động trên địa bàn theo hướng gắn sự phát triển công nghiệp với nông nghiệp và nông thôn, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. Đồng thời tăng cường và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thể hiện thông qua các mặt hàng được chế biến từ bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của người thợ thủ công, giới thiệu những nét đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc.

Từ sự phân tích trên, có thể nói công nghiệp nông thôn có vai trò ngày càng to lớn. Công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự hình thành, hoàn thiện và mở rộng thị trường, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng quy mô của quá trình sản xuất và tái sản xuất kinh tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nó tác động đến tất cả các quá trình của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển nông thôn sang giai đoạn mới chúng ta phải đương đầu với những khó khăn và thách thức mới đòi hỏi phải có những định hướng đúng đắn và giải pháp tích cực, phù hợp.

2.1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, nhưng trước hết và trực tiếp là sự nghiệp của nông dân. Vì vậy, trình độ của nông dân, đặc biệt là của cán bộ quản lý các cấp ở nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của quá trình này. Người nông dân Việt Nam đã có hàng nghìn năm gắn bó với sản xuất nông nghiệp, nên kiến thức của họ về kỹ thuật nông nghiệp cũng gắn rất chặt với kỹ thuật canh tác cổ truyền, còn những kiến thức hiện đại về phát triển nông nghiệp, nông thôn thì vẫn còn rất thấp, thậm chí nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa còn chưa được tiếp cận. Họ chỉ quen với cung cách làm ăn của tư duy sản xuất nhỏ, do đó năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người nông dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại phát triển nền kinh tế trong điều kiện mở rộng phân công và hợp tác quốc tế thì không thể là người nông dân kém hiểu biết, với những kinh nghiệm sản xuất cổ truyền đó. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động, mà điều này chỉ có được khi có sự tác động tích cực của hệ thống giáo dục - đào tạo. Việc phổ cập giáo dục cho cư dân nông thôn là điều kiện đầu tiên tạo cho nông dân khả năng tiếp cận được với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, từ đó sẽ cho phép họ nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, tăng năng suất lao động. Đây là cơ sở để người nông dân đủ sức làm chủ hoạt động kinh doanh của mình, chủ động lựa chọn các phương án sản xuất tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn là rất có ý nghĩa, bởi không có đầu tư nào mang lại nguồn lực lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục. Sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao sẽ làm tăng hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa, do đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm (khâu yếu nhất của hàng hóa Việt Nam hiện nay).

Cùng với phát triển hệ thống giáo dục là phát triển hệ thống truyền thanh, truyền hình, thư viện, nhà văn hóa để nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn. Hệ thống này sẽ cung cấp và cập nhật những thông tin về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công cho lực lượng lao động nông thôn, nhờ đó mà họ tiếp cận được với những phương thức canh tác tiên tiến.

Trong lực lượng lao động ở nông thôn, một bộ phận có vai trò rất lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là đội ngũ cán bộ quản lý, trước hết là đội ngũ cán bộ hợp tác xã. Những năm gần đây, các tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn đã có chiều hướng phát triển mạnh, nhưng lực lượng cán bộ quản lý chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, do đó đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Thực tiễn đó đang đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách cho các địa phương là phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi cũng như kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh cho đội ngũ này.

2.1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn, đưa nông

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)