Thực chất và sự cần thiết công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 33 - 35)

1. Trồng trọt

2.1.1. Thực chất và sự cần thiết công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành giữ vị trí quan trọng, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, có công nghiệp hiện đại. Hiện nay, ở Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [22].

2.1.1.2. Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống phát triển thành nông nghiệp hiện đại, về thực chất là hiện đại hóa các biện pháp sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, hiện đại

hóa quản lý sản xuất kinh doanh và hiện đại hóa lực lượng lao động ngành nông nghiệp; làm thay đổi căn bản tính chất, phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình thức tổ chức quản lý sản xuất của một nền nông nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp, dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên với kỹ thuật thủ công sang một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trong điều kiện thương mại hóa toàn cầu và phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa nông thôn. Nội dung chủ yếu của nó là đưa máy móc thiết bị và phương pháp sản xuất công nghiệp cùng với các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế của mỗi ngành, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung này được cụ thể hóa trên các mặt cơ giới hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa, sinh học hóa trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời làm tan rã dần nền nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình thay đổi căn bản phương thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng lớp gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn làm thay đổi căn bản khái niệm về nông thôn truyền thống: Nông thôn là một xã hội được tổ chức trên nền tảng sản xuất nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra cùng với quá trình đô thị hóa, sẽ làm thay đổi hệ thống xã hội ở các phương diện: tập trung hóa sản xuất, do đó tập trung hóa dân cư, tăng một cách căn bản các quá trình trao đổi, giao dịch dịch vụ, sự phát triển của xã hội tiêu dùng, phát triển mạnh hạ tầng kinh tế - xã hội. Sự thay đổi này sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt xã hội, văn hóa.

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ cải tổ toàn bộ xã hội theo diện mạo công nghiệp - thương mại hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa và sự biến chuyển của xã hội nông thôn cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung này. Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi, xu hướng cơ bản là chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang cơ cấu dân cư nghiêng về phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ ở nông thôn làm nông nghiệp giảm, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng lên.

Qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình phát triển xã hội sẽ có sự thay đổi căn bản, đó là quá trình phát triển đô thị hóa kèm theo thu hẹp xã hội nông thôn, về mặt cơ sở hạ tầng cho sản xuất, cơ sở hạ tầng văn hóa , đời sống (hạ tầng về kinh tế và xã hội) là sự thay đổi về chất của xã hội nông thôn. Sự chênh lệch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu nhập, đời sống vật chất, văn hóa xã hội của dân cư ở nông thôn và dân cư thành thị được thu hẹp.

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là xây dựng nông thôn mới có nông nghiệp hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiệu quả. Quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, đời sống vật chất tinh thần của nông dân không ngừng được cải thiện, xã hội ổn định và công bằng.

2.1.1.3. Sự cần thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Trong khi coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đảng ta vẫn xác định nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt là: “coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những lợi thế phát triển của Việt Nam hiện nay.

Như vậy, việc xác định lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn và cũng phù hợp với quy luật phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại. Phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì mới vực dậy được cả khu vực nông thôn, và nhờ đó đẩy mạnh phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc Đảng ta đặt ra nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lên hàng đầu trong những năm trước mắt là vừa hợp với quy luật, vừa hợp với yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Nếu muốn công nghiệp hóa gấp thì là chủ quan. Cho nên, trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp. Ta cho nông nghiệp là quan trọng, ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp, sau mới đến công nghiệp nặng”. Theo Người, đó là cách để “đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy”. [28]

Một phần của tài liệu CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 1997 - 2007) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)